Quản lý kế hoạch đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 38 - 39)

Cán bộ quản lý giáo dục từ cấp Bộ đến cấp Trường có thể quản lý được kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc theo dõi, đôn đốc công việc đánh giá kết quả học tập một cách có hệ thống, có căn cứ thường xuyên trong quá trình giám sát nên có thể nắm được hoạt động đánh giá của giáo viên. Cán bộ quản lý thực hiện giám sát việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua lịch kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, hay theo học kỳ. Qua việc thực hiện đúng tiến độ kiểm tra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để điều chỉnh kịp thời và đúng đắn công tác quản lý chuyên môn và quản lý trường học. Kết quả giám sát cung cấp cho các nhà quản lý những căn cứ để xác định hoạt động đánh giá đang diễn ra như thế nào, có đúng kế hoạch không, có tuân thủ các quy định không, có tác động tích cực đến quá trình học tập và giảng dạy không, có khách quan và chính xác không.v.v. và những sai lệch cần phải khắc phục, những thiếu sót cần sửa chữa, những cải thiện cần tiếp tục được tiến hành để nâng cao chất lượng đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Kế hoạch kiểm tra đánh giá được thực hiện ở các trường đại học đó chính là hệ thống các biểu mẫu, thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra. Cần phải chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra phù hợp: các phương pháp kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, không chỉ là mục tiêu của môn học mà

còn là mục tiêu của cả chương trình đào tạo, cho nên phải do nhà quản lý quyết định. Việc chọn lựa và ra quyết định đúng phương pháp sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công của việc đánh giá. Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể từ tổng thể đến kế hoạch chi tiết, đảm bảo các bước sau:

Bước 1: Tổ chức khảo sát

Bước 2: Xây dựng bộ đề câu hỏi kiểm tra Bước 3: Tổ chức thực hiện

Bước 4: Tổ chức chấm điểm, trả bài Bước 5: Xử lý kết quả thi

Bước 6: Kiểm tra giám sát.

Quản lý việc xác định mục tiêu làm cơ sở cho kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá là một quá trình bắt đầu việc xác định mục tiêu, tức là xác định những gì người học cần biết, cần làm được sau khi kết thúc chương trình học, đối với nhà trường thì đó là mục tiêu đào tạo, với sinh viên thì đó là mục tiêu học tập và thực tế cho thấy quá trình dạy - học không thể tốt và thiếu cơ sở thu thập thông tin, dữ liệu cho đánh giá. Việc đánh giá có thành công hay không cần có sự phù hợp giữa mục tiêu với công cụ kiểm tra đánh giá, giữa mục tiêu với phương pháp giảng dạy.

Mục tiêu và kết quả học tập của sinh viên phải bao gồm bốn thành tố: kiến thức, năng lực nhận thức và tư duy, kỹ năng kỹ sảo được huấn luyện và thái độ đối với môn học, ngành học và với xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 38 - 39)