Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 55 - 59)

2.1.5.1.Đội ngũ cán bộ quản lý:

Bảng 2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý của Trƣờng

(tính đến ngày 31/5/2012) Tổng số Trong tổng số Nữ Đảng viên

Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sỹ Thạc sỹ Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1. Ban giám hiệu 5 0 5 0 0 3 0 5 0 0 0

2. Trưởng/phó phòng, ban 120 21 91 0 0 11 1 48 8 43 7

CỘNG 125 21 96 0 0 14 1 53 8 43 7

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội)

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo Trường thực hiện theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà trường không có quy định riêng.

Đội ngũ cá bộ quản lý là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công tác, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, được tập thể cán bộ viên chức và người lao động tín nhiệm. Hằng năm các đơn vị cơ sở đều tiến hành họp góp ý kiến, đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, thông qua đó giúp cho các cán bộ rút kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Riêng các đồng chí trong Đảng Ủy và Ban Giám hiệu còn phải thông qua việc đánh giá, góp ý kiến của cán bộ chủ chốt trong toàn Trường và báo cáo về Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà Trường là số lượng cán bộ nữ ít, số cán bộ có thâm niên công tác lâu năm nhiều, tạo điều kiện tốt cho việc đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trẻ, song cũng là một thách thức tạo nên sự hụt hẫng giữa hai thế hệ kế tiếp nhau.

2.1.5.2.Đội ngũ giảng viên

Bảng 2.5. Hiện trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy theo đơn vị Khoa, Trung Tâm (Tính đến ngày 31/5/2012)

T T

Đơn vị Tổng số

Phân theo đối tượng Phân theo ngạch công chức Phân theo học hàm, học vị

Biên chế HĐ chờ tuyển HĐ nghỉ hưu GV kiêm chức GV cao cấp GV chính GV GV tập sự GS, PGS TS ThS CN 1 Khoa Kiến trúc 109 75 25 1 8 1 15 87 6 5 23 72 9 2 Khoa Xây dựng 123 47 63 1 12 1 19 89 14 7 34 59 23 3 Khoa KTHT & MTĐT 47 21 23 1 2 1 8 31 7 2 7 29 9 4 Khoa Q. hoạch - ĐT NT 44 30 12 2 2 39 3 1 6 32 5 5 Khoa Quản lý đô thị 24 14 7 2 1 1 4 18 1 2 6 15 1 6 Khoa Tại chức 26 11 15 6 18 2 1 2 19 4 7 Khoa Lý luận chính trị 11 7 4 1 10 2 6 3 8 Trung tâm ngoại ngữ 14 13 1 8 6 2 10 4 9 Trung tâm Tin học 10 4 5 1 2 6 2 1 4 5

10 BM Giáo dục thể chất 8 3 5 8 7 1

Tổng 416 225 160 5 26 4 65 312 37 18 81 253 64

(Nguồn: Đề án phát triển trường Đại học Kiển trúc Hà Nội giai đoạn 2012- 2015)

Phân tích cơ cấu cán bộ giảng dạy của toàn trường theo độ tuổi: + Dưới 30 tuổi: 64 người chiếm  15% + Từ 30 đến 40 tuổi: 224 người chiếm  54% + Từ 41 đến 50 tuổi: 67 người chiếm  16% + Trên 50 tuổi: 61 người chiếm  15%

Về số lượng: so với quy định, tỷ lệ sinh viên /giảng viên của Trường là không cao. Từ năm 2000 trở lại đây, Trường đã được Bộ Xây dựng ưu tiên cấp chỉ tiêu 10 đến 20 giảng viên/năm, do đó đội ngũ đã được tăng đáng kể.

Về chất lượng:

+ Về học hàm, học vị: Số giảng viên có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 84,6 %. Về thâm niên giảng dạy: Số giảng viên lâu năm ( trên 20 năm) chiếm khoảng 15%, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn sâu, nhiều người là đầu đàn của các chuyên ngành; số giảng viên trẻ chiếm 69% được đào tạo hệ thống với những kiến thức chuyên môn mới, có trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Tuy phải đảm nhiệm từ 150 đến 200% định mức, nhưng cán bộ giảng dạy của Trường vẫn vừa đảm bảo khối lượng, vừa nâng cao trình độ, đảm bảo chất lượng giảng dạy, đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, góp phần đưa các cải tiến của khoa học kỹ thuật vào thực tế, cải tiến nội dung chương trình đào tạo, nâng cao trình độ của giảng viên. Các giáo trình do giảng viên biên soạn đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên đội ngũ giảng viên ở một số bộ môn còn thiếu so với quy định. Hiện nay tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Trường là 15.88, tỷ lệ này so với trường thuộc khối đặc thù như Kiến trúc, Quy hoạch, Mỹ thuật thì tỷ lệ trên còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là do nhu cầu của xã hội về chỉ tiêu tăng, trong khi đó chỉ tiêu biên chế của nhà nước giao còn hạn chế.

Ngoài ra tỷ lệ GS, PGS, giảng viên chính trong đội ngũ còn thấp ( 21%) và đa số đã lớn tuổi. Trong khi đó đội ngũ giáo viên trẻ khá đông đảo (chiếm 60%), với năng lực, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chưa được đào tạo kịp thời về chuyên sâu để thay thế ngay lớp giảng viên sắp nghỉ chế độ.

Khó khăn hiện nay là Nhà trường chưa thực sự tự chủ về các hoạt động của mình trong đó có việc tự chủ về tài chính, do đó việc mời các cán bộ có trình độ cao tham gia vào công tác giảng dạy gặp khó khăn vì chi phí thanh toán chưa tương xứng với công sức của người lao động bỏ ra. Hệ số chi trả cho giáo viên giảng dạy cho các lớp hệ vừa làm vừa học vào buổi tối vẫn còn thấp (hệ số 1,3), nên chưa khuyến khích và động viên được cho các giáo viên dạy cho hệ này.

Bảng 2.6. Hiện trạng đội ngũ cán bộ viên chức khối quản lý và phục vụ đào tạo (Tính đến ngày 31/5/2012) T T Đơn vị Tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ chuyên môn Quản lý HC NN

GS, PGS Tiến Sỹ ThS ĐH Đẳng Cao TCấp Sơ cấp Công nhân KT Không bằng cấp CV chính CV Chưa học 1 Phòng Đào tạo 12 1 2 4 5 1 2 1 9 2 Phòng CT & CTSV 15 2 6 1 4 1 1 1 1 13 3 Phòng TC- Kế toán 11 11 1 2 8 4 Phòng Tổng hợp 17 1 1 8 1 2 4 1 2 14 5 Phòng KHCN- HTQT 8 1 1 6 4 1 3 6 Phòng Quản trị thiết bị 17 1 6 1 1 1 7 1 1 15 7 Phòng K thí & ĐBCL 8 1 7 1 7 8 TT Thông tin thư viện 20 1 2 16 1 2 1 17 9 Khoa Sau đại học 11 4 5 2 2 4 5

10 TT Dịch vụ 27 5 1 1 7 1 12 27 11 CT CPXD và PT ĐThị 104 4 80 5 10 5 2 2 100 12 VP tư vấn và CGCNXD 103 12 71 6 5 2 7 2 101 13 Viện KT nhiệt đới 27 2 2 19 1 1 2 1 3 23 14 TT nâng cao NL và

nghiên cứu Đô thị

4 1 2 1 4 15 TT Công nghệ KTHT & Môi trường đô thị 10 1 7 1 1 1 9 16 TT Thí nghiệm và kiểm định chất lượng CT 9 1 4 2 2 1 8 Tổng 403 1 13 42 252 12 17 16 25 26 21 19 363

(Nguồn: Đề án phát triển trường Đại học Kiển trúc Hà Nội giai đoạn 2012- 2015)

Về số lượng: Đội ngũ cán bộ viên chức hiện nay về cơ bản là đủ số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác. Gần đây Nhà trường đã xây dựng được đề án phát triển Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đến năm 2015 và nhiều quy chế hoạt động giúp cho việc tuyển dụng cũng như thực hiện các chế độ cho người lao động tốt hơn.

Về chất lượng: Số người có trình độ đại học trở lên chiếm 76,4%, có trình độ chuyên môn cao. Số người đã qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước chưa nhiều. Đa có cán bộ có trình độ tin học tương đối tốt, 50 % đã sử dụng được trong công việc.

Tuy nhiên năng lực cán bộ của các đơn vị không đồng đều. Cán bộ tại các phòng ban phổ biến có mức trung bình, còn thiếu nhiều cán bộ khá giỏi và chất

lượng công tác, năng suất còn thấp. Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, nhiều người có bằng cấp chứng chỉ nhưng việc sử dụng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 55 - 59)