Quản lý quá trình đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 39 - 40)

Là quá trình quản lý các công việc được triển khai theo kế hoạch: Bao gồm các công việc như xây dựng bộ đề câu hỏi kiểm tra, công tác tổ chức đánh giá và quá trình chấm điểm.

Quản lý công tác xây dựng câu hỏi kiểm tra: Xây dựng câu hỏi kiểm tra đó là các câu hỏi được ra để kiểm tra năng lực nhận thức của người học sau khi hoàn thành một chương trình học tập cụ thể, như bài kiểm tra giữa kỳ, bài tập lớn, đồ án, bài thu hoạch, và bài kiểm tra kết thúc môn học.v.v. Trên cơ sở mục tiêu môn học, các nội dung cần được kiểm tra đánh giá. Đề kiểm tra phải được xây dựng theo một ma trận nhất định và phải đảm bảo đạt được mục tiêu của môn học, phù hợp với đối tượng được kiểm tra và phải phân loại được năng lực nhận thức của sinh viên.

Tổ chức viết các câu hỏi kiểm tra cho nội dung môn học, thông qua các bậc nhận thức: Câu hỏi kiểm tra bậc 1, bậc 2 và bậc 3. Sau đó tổ chức nhóm lại thành đề kiểm tra hoàn chỉnh theo dàn bài kiểm tra để phê duyệt.

Sau khi hoàn chỉnh một đề kiểm tra, cần được phân tích đề kiểm tra đó, theo các tiêu chí sau: Đảm bảo số câu cho các bậc nhận thức

Đảm bảo số câu cho các nội dung kiểm tra Đảm bảo các nội dung trong dàn bài

Đảm bảo việc điều chỉnh phù hợp cho đối tượng kiểm tra.

Đề kiểm tra phải được tổ chức phản biện và đánh giá, sau đó được bảo mật và sao in để tổ chức thi.

Quản lý công tác tổ chức đánh giá: Đó là công việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với từng lớp học, về thái độ tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác coi thi.

Việc kiểm tra, giám sát của Ban Giám hiệu với công tác tổ chức đánh giá kết quả học tập là dựa theo lịch thi của các lớp. Bằng phương pháp quan sát, các nhà quản lý giám sát việc thực hiện của giáo viên về công tác tổ chức thi theo kế hoạch của Trường, hình thức thi của các lớp có phù hợp với môn học không. Chỉ đạo kiểm tra việc tổ chức coi thi có thực hiện theo quy chế thi không. Giáo viên và sinh viên có thực hiện nghiêm túc các quy chế tại phòng thi, Giám sát việc thu bài và nộp bài theo quy định.

Quản lý công tác chấm điểm: Chấm điểm là công việc thường xuyên của người giáo viên, là việc xác nhận ý kiến trả lời của sinh viên về câu hỏi được đặt ra theo một thang điểm nhất định. Quản lý công tác chấm điểm tốt sẽ tránh được các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Bao gồm tổ chức giám sát việc xử lý phách bài thi, quản lý chấm thi và xử lý kết quả thi, Bàn giao và lưu trữ các tài liệu liên quan.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 39 - 40)