Trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 33 - 121)

gồm nhiều câu hỏi yêu cầu người học lựa chọn hoặc điền câu trả lời hợp lý, thông thường gồm bốn phương án trả lời. Trắc nghiệm thường được chia thành hai loại:

- Trắc nghiệm năng lực: là các trắc nghiệm do năng lực nhận thức của cá nhân như trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm năng khiếu...

- Trắc nghiệm thành quả học tập: là trắc nghiệm đánh giá tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ của người học trong học tập.

Ƣu điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan:

+ Đề thi, kiểm tra có thể bao quát toàn bộ kiến thức trong chương trình môn học, từ đó có thể thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của người học.

+ Người soạn thảo bài thi trắc nghiệm có quyền tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt câu hỏi.

+ Việc chấm bài diễn ra nhanh hơn và đảm bảo tính khách quan hơn do ít bị phụ thuộc vào trạng thái chủ quan của người chấm.

+ Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong khâu chấm bài sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, với tốc độ nhanh và chính xác.

Hạn chế của trắc nghiệm khách quan:

+ Khó đánh giá chiều sâu trong nhận thức của sinh viên, đặc biệt là với những lĩnh vực đòi hỏi mang tính sáng tạo và khả năng sử dụng ngôn ngữ.

+ Đội ngũ soạn thảo bài thi trắc nghiệm đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm, tốn kém về thời gian và kinh phí trong xây dựng bài thi trắc nghiệm.

+ Thí sinh trong khi làm bài trắc nghiệm khách quan nhiều khi là đoán mò và ăn may.

c. Vấn đáp: Yêu cầu người học trả lời miệng vấn đề được đưa ra trong một thời

gian ngắn. Đây là phương thức đánh giá rất phổ biến trong dạy học (sinh viên có thể được chuẩn bị trước hoặc không được chuẩn bị trước câu hỏi). Căn cứ vào câu trả lời, giáo viên sẽ biết được mức độ hiểu bài, nắm được kiến thức của sinh viên.

Ƣu điểm của hình thức kiểm tra vấn đáp:

+ Linh hoạt, cơ động, tạo cơ hội cho sinh viên gỡ điểm, nên có thể dùng để đánh giá kiến thức đã được học và những kiến thức mới học của sinh viên.

+ Kiểm tra được khả năng tư duy và mức độ ghi nhớ của sinh viên

+ Thông qua hình thức vấn đáp, giáo viên có điều kiện trao đổi trực tiếp với từng sinh viên, kích thích tư duy của họ từ đó có sự chuẩn đoán chính xác hơn đối với từng đối tượng sinh viên.

Hạn chế của hình thức kiểm tra vấn đáp:

+ Phương pháp đánh giá này mang tính chất chủ quan của giáo viên vì cách đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá tức thời.

+ Không thể đặt cùng một câu hỏi cho các sinh viên khác nhau nên khó so sánh giữa các sinh viên với nhau.

+ Thời gian kiểm tra kéo dài nhất là đối với lớp học có đông sinh viên

+ Kết quả kiểm tra chưa thực sự chính xác đối với các sinh viên rụt rè, ngại tiếp xúc trước giáo viên.

d. Các hình thức khác: Thực hiện các bài tập lớn, đồ án, thuyết trình, viết tiểu

luận...

1.2.5.2 Vị trí của kiểm tra- đánh giá

Xét trên quan điểm hệ thống, Quy trình đào tạo được xem như một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy- học, phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò và cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả của người học.

Sơ đồ 1.3. Quy trình đào tạo

Từ sơ đồ trên cho ta thấy, các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau theo một sơ đồ cấu trúc nhất định. Đó là từ phân tích nhu cầu của xã hội, trên cơ sở triết lý của nền giáo dục và các cơ sở khác (hệ) mục tiêu của cấp học, ngành học được xác định. Đây là mốc cơ bản để thiết kế chương trình, lựa chọn và sắp xếp nội dung đào tạo. Hệ mục tiêu còn định hướng cho việc tìm ra các hình thức tổ chức dạy- học phù hợp trong đó người dạy và người học tìm được các phương pháp dạy- học tương ứng để đạt mục tiêu.

Yêu cầu của xã hội

ĐỊNH HƢỚNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ơ

Mục tiêu Khóa đào tạo

Nội dung đào tạo- các môn học

(Mục tiêu môn học, bài học) ĐỊNH HƯỚNG

Kiểm tra- đánh giá

(Tổng kết)

Hình thức tổ chức dạy- học

(KT- ĐG thường xuyên)

Phương pháp

Trong sơ đồ trên thì, kiểm tra- đánh giá là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất bởi nó không chỉ cho ta biết quá trình đào tạo có đạt mục tiêu hay không, mà còn cung cấp các thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động xảy ra trước đó.

1.2.5.3. Vai trò của đánh giá trong dạy đại học

Kiểm tra, đánh giá làm thay đổi nhận thức, nội dung, phương pháp hoạt động của sinh viên, giảng viên và Nhà trường:

- Kiểm tra, đánh giá thúc ép sinh viên phải học và họ tìm cách để đạt kết quả trong thi và kiểm tra. Điều đó đã phần nào khuyến khích sự đua tranh trong học tập của sinh viên.

- Kết quả thi, kiểm tra, đánh giá phần nào chỉ cho sinh viên những thiếu hụt giữa nhu cầu đào tạo và khả năng của bản thân.

- Kết quả của kiểm tra, đánh giá giúp phát hiện những sinh viên giỏi trong quá trình đào tạo.

- Giúp cho giảng viên có cơ sở để điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy và lên kế hoạch cho việc dạy tiếp theo và sinh viên tích luỹ kinh nghiệm trong học tập, kiểm tra và thi cử.

- Kết qủa của kiểm tra, đánh giá giúp cho Nhà trường tiến hành phân loại và quản lý sinh viên, bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo, có chiến lược tổ chức giảng dạy đem lại chất lượng, hiệu quả cao hơn trong đào tạo.

- Nếu xem chất lượng của quá trình dạy- học là sự “trùng khớp với mục tiêu” thì kiểm tra- đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của quy trình đào tạo.

1.2.5.4. Mục đích của việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Trong giáo dục đại học, việc đánh giá được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau, đối tượng, phương pháp và mục đích cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung thì mục đích của đánh giá thường là: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học đối với yêu cầu của chương trình, cụ thể là:

- Đánh giá chất lượng học tập, phân loại sinh viên

- Cung cấp thông tin phản hồi, xác định tính hiệu quả của chương trình học, chương trình đào tạo và phương pháp quản lý.

1.2.5.5. Yêu cầu của đánh giá thông qua kiểm tra

Đánh giá phải tập trung vào sự hiểu bài là chính, phải thông qua việc vận dụng kiến thức đã học vào việc làm các loại bài tập, giải quyết các tình huống mới dựa trên các kỹ năng phân tích, tổng hợp..., của sinh viên chứ không chỉ dựa vào sự tái nhận hay tái hiện.

Đánh giá phải nhằm khuyến khích việc học tập của sinh viên. Ngoài chức năng cho điểm và xếp loại sinh viên, cần quan tâm đến chức năng khuyến khích, tạo động lực cho việc học tập của sinh viên, hướng việc học của sinh viên vào các hoạt động học tập tích cực, tránh việc học vì điểm số.

Đánh giá phải phù hợp với đối tượng, nhưng vẫn không ngoài những kiến thức và nội dung trọng tâm của môn học.

Các tiêu chí đánh giá cần được công khai hóa và sau mỗi lần đánh giá phải được thông báo cho sinh viên biết đáp án, thang điểm để họ có thể tự đánh giá bản thân trước.

Thông tin phản hồi cho sinh viên: Sau mỗi bài kiểm tra cần tập trung lưu ý cho sinh viên những điều sinh viên làm tốt, những sáng tạo trong bài làm và phân tích kỹ những sai sót để họ rút kinh nghiệm chung và có cơ hội cải tiến việc học tập của mình.

Cho phép sinh viên tham gia vào quá trình đánh giá: sinh viên có thể tự cho điểm, sau đó là các bạn cùng lớp cho điểm và cuối cùng giáo viên sẽ cho điểm. Việc cho phép sinh viên tham gia vào quá trình đánh giá như trên có đóng góp đáng kể cho sự thúc đẩy quá trình học tập, đặc biệt là cải tiến phương pháp học tập, ngoài ra nó còn tạo cho sinh viên làm quen với cách đánh giá.

1.3. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý kiểm tra đánh giá là hoạt động vô cùng quan trọng, bởi nó là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng kiểm tra đánh giá. Công tác quản lý kiểm tra đánh giá hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình - Kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá để có các điều chỉnh kịp thời để

nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá.

Chất lượng và hiệu quả dạy - học phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước, trong và sau quá trình dạy- học. Có thể nói rằng, qúa trình dạy- học sẽ đạt được kết quả tốt nếu người quản lý nhà trường và đội ngũ giáo viên nắm vững các quy luật vận động của quá trình dạy học và giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố cấu thành quá trình dạy -học như một chỉnh thể trọn vẹn. Với vị trí là một khâu của quá trình dạy học, kiểm tra- đánh giá xác định mức độ đạt được mục tiêu của quá trình dạy học và góp phần trực tiếp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình dạy học.

1.3.1. Quản lý kế hoạch đánh giá

Cán bộ quản lý giáo dục từ cấp Bộ đến cấp Trường có thể quản lý được kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc theo dõi, đôn đốc công việc đánh giá kết quả học tập một cách có hệ thống, có căn cứ thường xuyên trong quá trình giám sát nên có thể nắm được hoạt động đánh giá của giáo viên. Cán bộ quản lý thực hiện giám sát việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua lịch kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, hay theo học kỳ. Qua việc thực hiện đúng tiến độ kiểm tra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để điều chỉnh kịp thời và đúng đắn công tác quản lý chuyên môn và quản lý trường học. Kết quả giám sát cung cấp cho các nhà quản lý những căn cứ để xác định hoạt động đánh giá đang diễn ra như thế nào, có đúng kế hoạch không, có tuân thủ các quy định không, có tác động tích cực đến quá trình học tập và giảng dạy không, có khách quan và chính xác không.v.v. và những sai lệch cần phải khắc phục, những thiếu sót cần sửa chữa, những cải thiện cần tiếp tục được tiến hành để nâng cao chất lượng đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Kế hoạch kiểm tra đánh giá được thực hiện ở các trường đại học đó chính là hệ thống các biểu mẫu, thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra. Cần phải chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra phù hợp: các phương pháp kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, không chỉ là mục tiêu của môn học mà

còn là mục tiêu của cả chương trình đào tạo, cho nên phải do nhà quản lý quyết định. Việc chọn lựa và ra quyết định đúng phương pháp sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công của việc đánh giá. Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể từ tổng thể đến kế hoạch chi tiết, đảm bảo các bước sau:

Bước 1: Tổ chức khảo sát

Bước 2: Xây dựng bộ đề câu hỏi kiểm tra Bước 3: Tổ chức thực hiện

Bước 4: Tổ chức chấm điểm, trả bài Bước 5: Xử lý kết quả thi

Bước 6: Kiểm tra giám sát.

Quản lý việc xác định mục tiêu làm cơ sở cho kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá là một quá trình bắt đầu việc xác định mục tiêu, tức là xác định những gì người học cần biết, cần làm được sau khi kết thúc chương trình học, đối với nhà trường thì đó là mục tiêu đào tạo, với sinh viên thì đó là mục tiêu học tập và thực tế cho thấy quá trình dạy - học không thể tốt và thiếu cơ sở thu thập thông tin, dữ liệu cho đánh giá. Việc đánh giá có thành công hay không cần có sự phù hợp giữa mục tiêu với công cụ kiểm tra đánh giá, giữa mục tiêu với phương pháp giảng dạy.

Mục tiêu và kết quả học tập của sinh viên phải bao gồm bốn thành tố: kiến thức, năng lực nhận thức và tư duy, kỹ năng kỹ sảo được huấn luyện và thái độ đối với môn học, ngành học và với xã hội.

1.3.2 Quản lý quá trình đánh giá

Là quá trình quản lý các công việc được triển khai theo kế hoạch: Bao gồm các công việc như xây dựng bộ đề câu hỏi kiểm tra, công tác tổ chức đánh giá và quá trình chấm điểm.

Quản lý công tác xây dựng câu hỏi kiểm tra: Xây dựng câu hỏi kiểm tra đó là các câu hỏi được ra để kiểm tra năng lực nhận thức của người học sau khi hoàn thành một chương trình học tập cụ thể, như bài kiểm tra giữa kỳ, bài tập lớn, đồ án, bài thu hoạch, và bài kiểm tra kết thúc môn học.v.v. Trên cơ sở mục tiêu môn học, các nội dung cần được kiểm tra đánh giá. Đề kiểm tra phải được xây dựng theo một ma trận nhất định và phải đảm bảo đạt được mục tiêu của môn học, phù hợp với đối tượng được kiểm tra và phải phân loại được năng lực nhận thức của sinh viên.

Tổ chức viết các câu hỏi kiểm tra cho nội dung môn học, thông qua các bậc nhận thức: Câu hỏi kiểm tra bậc 1, bậc 2 và bậc 3. Sau đó tổ chức nhóm lại thành đề kiểm tra hoàn chỉnh theo dàn bài kiểm tra để phê duyệt.

Sau khi hoàn chỉnh một đề kiểm tra, cần được phân tích đề kiểm tra đó, theo các tiêu chí sau: Đảm bảo số câu cho các bậc nhận thức

Đảm bảo số câu cho các nội dung kiểm tra Đảm bảo các nội dung trong dàn bài

Đảm bảo việc điều chỉnh phù hợp cho đối tượng kiểm tra.

Đề kiểm tra phải được tổ chức phản biện và đánh giá, sau đó được bảo mật và sao in để tổ chức thi.

Quản lý công tác tổ chức đánh giá: Đó là công việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với từng lớp học, về thái độ tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác coi thi.

Việc kiểm tra, giám sát của Ban Giám hiệu với công tác tổ chức đánh giá kết quả học tập là dựa theo lịch thi của các lớp. Bằng phương pháp quan sát, các nhà quản lý giám sát việc thực hiện của giáo viên về công tác tổ chức thi theo kế hoạch của Trường, hình thức thi của các lớp có phù hợp với môn học không. Chỉ đạo kiểm tra việc tổ chức coi thi có thực hiện theo quy chế thi không. Giáo viên và sinh viên có thực hiện nghiêm túc các quy chế tại phòng thi, Giám sát việc thu bài và nộp bài theo quy định.

Quản lý công tác chấm điểm: Chấm điểm là công việc thường xuyên của người giáo viên, là việc xác nhận ý kiến trả lời của sinh viên về câu hỏi được đặt ra theo một thang điểm nhất định. Quản lý công tác chấm điểm tốt sẽ tránh được các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Bao gồm tổ chức giám sát việc xử lý phách bài thi, quản lý chấm thi và xử lý kết quả thi, Bàn giao và lưu trữ các tài

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 33 - 121)