Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội (Trang 92 - 104)

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

STT Tên biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Biện pháp1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý về vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp

60% 40% 0%

2

Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của giáoviên trong hoạt giáo dục hướng nghiệp

70% 30% 0%

3

Biện pháp 3. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinh trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp

60 40% 0%

4 Biện pháp 4. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động

giáo dục hướng nghiệp 60% 30% 10%

5 Biện pháp 5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng

nghiệp trong các nhà trường 70% 30% 0%

6 Biện pháp 6. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của các nhà trường.

50% 40% 10%

7 Biện pháp 7 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp

60% 30% 10%

8 Biện pháp 8. Tăng cường công tác xã

hội hoá trong giáo dục hướng nghiệp 70% 30% 0%

9 Biện pháp 9. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy tính khả thi của các biện pháp là cao và hoàn toàn có thể tiến hành được ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.

Trong 9 biện pháp nêu trên có lẽ biện pháp thứ 6 là quan trọng nhất mặc dù được ít khả thi nhất (50%). Bởi vì kết quả hướng nghiệp chưa cao thì không phải tìm mọi cách nâng cao kết quả mà có khi phải đổi mới hình thức, nội dung hướng nghiệp: có nhất thiết phải hướng học sinh vào học nghề không? Đây là một câu hỏi đặt ra cho quản lý giáo dục hướng nghiệp. Cần phù hợp với từng loại trường, loại lớp: ví dụ lớp chọn, trường chuyên thì học sinh học để vào đại học và học cao hơn chứ không phải vào trường nghề!

Cần đổi mới tư duy quản lý giáo dục hướng nghiệp sao cho phù hợp với kinh tế thị trường: cần giúp học sinh có nhiều thông tin và nhiều lựa chọn để học sinh chọn được được nghề nghiệp phù hợp nhằm phát triển cá nhân trong tương lai, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như đất nước.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp nhằm mục tiêu quan trọng nhất có lẽ là đảm bảo cho công tác giáo dục hướng nghiệp góp phần hình thành nhu cầu, động cơ, năng lực, kỹ năng lao động nghề nghiệp trong tương lai một cách chuyên nghiệp, say mê để có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, chứ không chỉ nhằm phân ban, phân luồng hay chọn nghề.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cần phải dựa vào kiến thức khoa học, bằng chứng khoa học về các yếu tố của giáo dục hướng nghiệp trong đó có hiểu biết khoa học về các điều kiện kinh tế, xã hội và nghề nghiệp ở Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường. (Lê Ngọc Hùng. Xã hội học giáo duc). Chứ không phải chỉ dựa vào các văn bản quản lý của cơ quan!

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên có sở lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Các biện pháp đề ra đều được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được cao nhất cần phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, thống nhất bởi các biện pháp chúng tôi đề ra có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp trên đạt kết quả cao nhất cần phải có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ và nỗ lực của không chỉ cán bộ quản lý mà cả giáo viên, học sinh, phụ huynh và các đối tượng có liên quan.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Do đó nếu được quản lý một cách hiệu quả, hoạt động giáo dục hướng nghiệp sẽ có những đóng góp lớn cho sự phát triển của xã hội nói chung, của cá nhân người học nói riêng. Giúp cho nền giáo dục của chúng ta có những bước đột phá mạnh mẽ góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra.

Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THPT là một công việc khó khăn và vất vả. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói riêng người cán bộ quản lý cần phải sử dụng rất nhiều các biện pháp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý của mình. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho địa phương và cho xã hội, làm thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội chúng tôi đã đạt được kết quả nhất định:

Về lý luận: Những vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, các hoạt động nói chung và hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói riêng được nhìn nhận một cách cụ thể, khách quan trong một tổng thể các vấn đề lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đề ra các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả.

Về thực tiễn: Đặc điểm tình hình và thực trạng kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội còn nhiều vấn đề. Nhận thức của BGH, của GVCN, GV bộ môn, phụ huynh học sinh và cán bộ quản lý các cấp về mục tiêu, nhiệm vụ, tác dụng của

hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với sự phát triển của xã hội, định hướng tương lai, lựu chọn nghề nghiệp của học sinh là rất tốt. Tuy nhiên còn một còn bộ phận nhỏ GV bộ môn, học sinh và cha mẹ học sinh, các nhà quản lý chưa hiểu được bản chất và chưa nhận thức đúng về vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với sự phát triển của xã hội, định hướng tương lai, lựu chọn nghề nghiệp của học sinh. Vì vậy, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội trong vài năm gần đây vẫn còn một số hạn chế, việc quản lý còn chưa toàn diện do vậy tác dụng của các hoạt động này chưa rõ rệt trong quá trình giáo dục của các nhà trường.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 9 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và nhận được sự đồng tình của hầu hết các cán bộ GV chủ chốt trong nhà trường đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi. Các biện pháp đều có những vị trí riêng song cùng phát triển trong mối tổng hòa nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Các biện pháp đó là:

Biện pháp1: Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý về vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức trách nhiệm của giáo viên trong hoạt giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh, học sinh trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Biện pháp 4: Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 5: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường.

Biện pháp 6: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của các nhà trường.

Biện pháp 7: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 8: Tăng cường công tác xã hội hoá trong giáo dục hướng nghiệp.

Biện pháp 9: Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo

- Để nghị Bộ GD&ĐT trong phạm vi quyền hạn của mình sớm ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, chế độ, biên chế, tổ chức, công cụ triển khai; kinh phí vv...cho hoạt động GDHN.

- Có kế hoạch đào tạo chính quy cho đội ngũ GV, TV- HN, trước mắt thống nhất được nội dung chương trình để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CB, GV đang làm công tác GDHN.

- Xây dựng nội dung, chương trình, hình thức giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh, đặc điểm của từng loại hình trường.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Cần chủ động thống nhất chỉ đạo chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở tất cả các trường THPT trong toàn thành phố Hà Nội.

- Cung cấp các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về hình thức, nội dung cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

- Nên tổ chức các hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về hoạt động giáo dục hướng nghiệp hàng năm.

- Cần có kế hoạch hỗ trợ về tài chính cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với những trường THPT còn khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí.

2.3. Đối với huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

- Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương, khảo sát nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương. Đồng thời cung cấp các số liệu và định hướng chỉ đạo đối với các nhà trường trong công tác giáo dục hướng nghiệp.

- Có kế hoạch hỗ trợ, đầu tư kinh phí, trang bị cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hướng trong các nhà trường.

2.4. Đối với các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

- Huy động tối đa, sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có, tạo động cơ thúc đẩy các lực lượng giáo dục trong nhà trường phát huy tinh thần tự lực tự cường, tích cực đổi mới nội dung phương pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, ưu tiên kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp để tổ chức có hiệu quả các hoạt động.

- Cần tăng cường giao lưu trao đổi học hỏi giữa các trường trong cụm và các trường bạn khác, tham quan các trường có phong trào hoạt động giáo dục hướng nghiệp tốt để cải tiến phương pháp và nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trường mình.

- Giáo viên trong nhà trường, giáo viên làm công tác hướng nghiệp phải thường xuyên tự học hỏi, tìm hiểu các nguồn thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo viên trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và chất lượng cao góp phần đào tạo thế hệ học sinh phát triển toàn diện.

- Học sinh cần xác định đúng đắn động cơ học tập, tích cực chủ động học tập rèn luyện tính tự giác, tính kỷ luật. Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp

- Cha mẹ học sinh cần nâng cao hiểu biết về vai trò hoạt động giáo dục hướng nghiệp, am hiểu về công tác giáo dục hướng nghiệp để tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất cho con em mình tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Kết hợp với nhà trường và xã hội giáo dục, định hướng cho con em lựu chọn được những ngành nghề phù hợp với năng lực sở trường của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành đảng bộ thành phố Hà Nội - Đảng bộ huyện Đan Phƣợng. Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ 15. Nxb Hà Nội

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2002). Chiến lược phát triển giáo dục. Nxb Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001). Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Nxb Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2000). Hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục – đào . Nxb Giáo dục

5. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb chính trị quốc gia.

6. Đặng Danh Ánh.Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông. Tạp chí giáo dục số 121 – 9/2005.

7. Đặng Quốc Bảo (2010).Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường. Đại học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Giáo dục

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010).Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (2011).Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Giáo dục.

10. Phạm Tất Dong (1989). Nghề nghiệp tương lai, giúp bạn chọn nghề. Nxb Giáo dục.

11. Phạm Tất Dong (2007). Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10.Nxb Giáo dục.

12. Phạm Tất Dong (2007). Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 11. Nxb Giáo dục.

13. Vũ Cao Đàm (2009). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục.

14. Trần Khánh Đức (2002) - Giáo dục kĩ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lựcNxb Giáo dục

15. Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam

16. Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục.

17. Phạm Minh Hạc (1989). Tâm lí học. Nxb giáo dục.

18. Nguyễn Trọng Hậu(2010). Những cơ sở của lý luận Quản lý giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Giáo dục

19. Lê Ngọc Hùng ( 2009). Xã hội học giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức (2002):Phát triển nhân lực, công nghệ ở nước ta trong thời kì CNH - HĐH. Nxb Giáo dục

21. Lƣu Xuân Mới (2003).Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

22. Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam ( 2005).Luật giáo dục.Nxb chính trị quốc gia.

23. Quốc hội (2002).Luật Lao động . Nxb chính trị quốc gia

24. Huỳnh Thị Tam Thanh.Giáo dục hướng nghiệp theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực . Tạp chí giáo dục số 175 – 6/2007.

25. Nguyễn Đức Trí.Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông: vấn đề và định hướng giải pháp. Tạp chí giáo dục số 146 – 9/2006

26. Nguyễn Thắng Vu(2007). Tôi chọn nghề. Nxb Kim đồng.

27. Phạm Viết Vƣợng (2000). Giáo dục học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

28. Các trang có các bài viết liên quan đến công tác hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp như: www.edu.net.vn; www.nhandan.com.vn, www.vnn.vn; www.hanoi.gov.vn; www.huongnghiep.edu.net.vn; www.tuoitre.com.vn; www.thanhnien.com.vn; www.htv.com.vn…

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 PHIẾU HỎI Ý KIẾN (Dành cho học sinh THPT)

Để có cơ sở khoa ho ̣c đánh giá thực tra ̣ng và đề xuất mô ̣t số biê ̣n pháp góp phần nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT, mong các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau :

1. Em đã quan tâm suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân nhƣ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)