thông
Trước yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực, có thể thấy công tác hướng nghiệp nói chung và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, góp phần làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Vì vậy công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp phải dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và điều kiện của nhà trường. Kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải làm rõ nội dung giáo dục hướng nghiệp, các phương pháp giáo dục hướng nghiệp, kế hoạch nhân sự cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp và xác định các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cần có cho công tác giáo dục hướng nghiệp.
Tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Trên cơ sở kế hoạch giáo dục hướng nghiệp đã có, cần tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo kế hoạch đã đề ra. Phải có sự phân công cụ thể đối với giáo viên để thực hiện giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ đề nội dung, phong phú về hình thức tổ chức. Trong trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được tiến hành theo nhiều hướng: thông qua hoạt động dạy học các môn văn hoá, thông qua dạy học môn công nghệ, dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất, thông qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, thông qua các buổi thăm quan, dã ngoại… Vì vậy cần phải có sự phân công, chỉ đạo các bộ phận có liên quan cùng phối hợp thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
được thực hiện như thế nào? Các nội dung giáo dục hướng nghiệp đề ra có được thực hiện đầy đủ không? Cách tiến hành, hình thức tiến hành hoạt động