Giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội (Trang 31 - 35)

Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “Giáo dục hướng nghiệp”

Tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩa giáo dục hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực sở trường của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội.

Còn theo tác giả Đặng Danh Ánh thì giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động của tập thể sư phạm, của các cơ quan quản lý, nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn với năng lực, thể lực và tâm lí của cá nhân với nhu cầu kinh tế xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành quá trình giáo dục – học tập trong nhà trường.

Theo một số tác giả khác thì giáo dục hướng nghiệp được cho là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh học, y học và nhiều môn khoa học khác nhau để giúp cho học sinh chọn nghề phù hợp với nhu

cầu xã hội, đồng thời thoã mãn tối đa nguyện vọng thích hợp với năng lực sở trường và điều kiện tâm lí cá nhân nhằm mục đích phân phối và sử dụng có hiệu quả nhất năng lực của lực lượng lao động có sẵn của đất nước.

Theo tôi tất cả các định nghĩa trên dù được diễn đạt khác nhau nhưng về cơ bản đều xác định giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh ngay từ khi còn học ở trường phổ thông đã sớm có ý thức lựa chọn ngành nghề vừa phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, vừa phù hợp với sự phân công lao động của xã hội.

Như vậy, giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp người học chọn nghề trên cơ sở khoa học. Khi ấy, tập thể sư phạm phải sử dụng các biện pháp giáo dục có tính hướng dẫn, thuyết phục cao. Các biện pháp phải không áp đặt, bảo đảm nguyên tắc hình thành hứng thú, phải điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của thế hệ trẻ sao cho có sự nhất trí cao giữa nguyện vọng của cá nhân với yêu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, giữa năng lực cá nhân với đòi hỏi nghề. Phải có biện pháp giáo dục thích hợp để dung hoà giữa nguyện vọng cá nhân, năng lực cá nhân với yêu cầu nhân lực của xã hội và đòi hỏi của nghề. Nếu không dung hoà được các yếu tố này sẽ dẫn tới tình trạng thừa/thiếu lao động hoặc tình trạng năng suất lao động không cao vì không có sự phù hợp của cá nhân với nghề. Bởi vậy mà giáo dục hướng nghiệp phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị nhằm giúp học sinh giải quyết đúng mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực, giữa cái học sinh mong muốn với cái học sinh có thể làm và cái học sinh cần phải làm, giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình đề điều chỉnh hài hoà giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của xã hội.

Sơ đồ 1.2. Tam giác hướng nghiệp (K. K. Platonov)

Theo tam giác hướng nghiệp này, mỗi hoạt động giáo dục hướng nghiệp thuộc các góc của tam giác hướng nghiệp được dựa trên cơ sở là hai yếu tố cơ bản tương ứng với các cạnh giao thoa tạo nên góc đó.

Dựa trên tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov ta thấy:

Định hướng nghề nghiệp phải dựa trên hai yếu tố là : “thị trường lao động” và “các nghề và yêu cầu của chúng”. Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề và các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, thông tin cho học sinh về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân. Định hướng nghề gồm: Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp. Trong đó giáo dục nghề nghiệp giúp học sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của địa phương và xã hội, đồng thời tìm hiểu xu thế phát triển các ngành nghề cùng với những yêu cầu tâm sinh lý do ngành nghề đó đặt ra cho người lao động. Giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện ban đầu để học sinh phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã hình thành, giáo dục học sinh thá độ đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong dự định

Định hƣớng nghề nghiệp

Tuyển chọn nghề Tƣ vấn nghề

Các nghề và yêu cầu

của chúng Thị trường lao

động

Phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân.

chọn nghề củai học sinh. Khác với giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền nghề nghiệp làm cho học sinh chú ý đến những nghề đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về nhân lực, giới thiệu các gương mặt thành đạt trong nghề nghiệp, sáng tạo trong lao động sản xuất, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề của học sinh.

Tư vấn nghề phải dựa trên hai yếu tố là “các nghề và yêu cầu của chúng” và “phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân”. Tư vấn nghề là một hệ thống những biện pháp tâm lý giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn khi chọn nghề. Tư vấn nghề chẩn đoán những thuộc tính và phẩm chất quan trọng của nghề, đối chiếu cấu trúc tâm lý của nhân cách và hoạt động nghề nghiệp, xác định con đường tiếp tục phát triển nhân cách. Có nhiều kiểu tư vấn nghề:

Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với thanh thiếu niên nội dung nghề mà mình lựa chọn.

Tư vấn chẩn đoán nhằm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phảm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chẩn đoán là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành công nhất, tức là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời mang lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân người lao động.

Tư vấn y học nhằm bộc lộ sự phù hợp giữa trang thái sức khoẻ con người với yêu cầu của nghề mà họ chọn.

Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ.

Tuyển chọn nghề là phải dựa trên cơ sở “phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân” và “thị trường lao động”. Tuyển chọn nghề là xác định xem các đối tượng dự tuyển có phù hợp với nghề cụ thể hay không để quyết định có tuyển vào học việc hay làm việc hay không.

Ở trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là hình thức hoạt động của thầy và trò, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.

Tuy nhiên, cần thấy rằng quan niệm hay mô hình của Platonov được xây dựng cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũ! Nền kinh tế đó đã bị sụp đổ và mô hình đó cũng sụp đổ theo mà không cần phải chứng minh!.

Do vậy, cần phải có mô hình giáo dục hướng nghiệp mới phù hợp với nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường!

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)