Nghĩa của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

tận tuỵ với công việc và có hiểu biết xã hội sâu rộng, quản lý cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều kiện cần thiết cho việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất.

Những mục tiêu nói trên cần phải được cụ thể hóa để có thể quản lý có hiệu quả!

1.3.2. Ý nghĩa của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông phổ thông

Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông thực hiện các nhiệm vụ chính là:

Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp. Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của công tác GDHN là giáo dục cho học sinh có quan điểm đúng đắn đối với lao động. Bằng các biện pháp giáo dục, người giáo viên phải giáo dục các em tình yêu lao động, lòng kính trọng những người lao động, không xem thường lao động giản đơn, lao động chân

tay. Dù bất cứ việc gì thì làm bằng khả năng và sức lực của mình. Hình thành cho các em thói quen lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trong lao động. Qua đó giáo dục các em có ý thức chống lại những biểu hiện tiêu cực trong lao động nghề nghiệp như lười lao động, làm ăn dối trá, ti tiện, thiếu lương tâm nghề nghiệp…

Cung cấp kiến thức cho học sinh, giúp các em có hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội. Đối với nhiệm vụ này, người giáo viên phải giáo dục các em có hiểu biết chung về sự phân công lao động của xã hội nhằm nhận thức đúng đắn vị trí mỗi cá nhân trong xã hội. GDHN làm cho các em thấy được trong xã hội, mỗi người làm một nghề khác nhau là do phân công lao động, không nghề nào sang, không nghề nào là hèn. GDHN làm cho học sinh hiểu rõ trong nhiệm vụ nghề nghiệp của cá nhân còn bao hàm cả nhiệm vụ chính trị của bản thân đối với đất nước. Mỗi ngành, mỗi nghề đều có những nhiệm vụ riêng, có vị trí vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế, cần giới thiệu cho học sinh có một số hiểu biết về hoạt động của một số ngành nghề cơ bản, một số ngành nghề chủ yếu, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương. Tạo điều kiện cho học sinh hiểu về vị trí, tầm quan trọng, triển vọng của nghề và những đòi hỏi của nghề đối với người lao động về phẩm chất đạo đức, về năng lực nghề nghiệp. Từ đó giúp cho học sinh có hướng phấn đấu để vươn tới nghề dự kiến sẽ chọn, kích thích các em tăng cường hứng thú nghề nghiệp. Trong thực tế, do không am hiểu về nghề, không hiểu thấu đáo về sự phát triển của đất nước, của địa phương nên học sinh có xu hướng chọn nghề nghiệp thường là theo cảm tính hoặc theo phong trào. Có nhận thức đúng đắn về sự phát triển kinh tế, về nhu cầu sử dụng lao động của địa phương, của đất nước, học sinh sẽ biết xác định đúng mục đích chọn nghề hướng vào những đòi hỏi của xã hội.

Tìm hiểu sở thích, năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích

phong phú, hấp dẫn có tác dụng lôi cuốn học sinh tự giác tìm hiểu nghề nghiệp. Học sinh trao đổi với nhau, trao đổi với các thầy cô trong và ngoài giờ học. Những biện pháp hướng nghiệp ngoài giờ học như Đối thoại, tham quan, ngoại khoá, hội thảo... có hiệu quả cao trong GDHN.

Giáo dục, động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những ngành nghề mà nhà nước, địa phương đang cần phát triển. Nhằm đảm bảo bài toán nhân lực, nhà trường phải có các biện pháp giáo dục học sinh chọn lựa các ngành nghề phù hợp năng lực tâm sinh lí, phù hợp nhu cầu xã hội. Không để các em chọn nghề tự phát, cảm tính cá nhân, hoặc chọn theo phong trào, trào lưu của một nhóm xã hội. Do vậy, công tác GDHN bao giờ cũng đi đôi với công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ nhằm tạo nên sự đồng nhất cao giữa nhu cầu của xã hội với nguyện vọng của cá nhân, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động trong xã hội. Đây là một công tác rất khó khi học sinh có ít thông tin.

Thực hiện được những nhiệm vụ đó, giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh:

- Hình thành kĩ năng lao động đơn giản, rèn luyên sự khéo léo của đôi bàn tay.

- Hình thành thói quen lao động có khoa học, tạo điều kiện cho học sinh sớm phát triển tư duy kĩ thuật và tư duy kinh tế.

- Nâng cao tinh thần yêu lao động, kính trọng lao động, yêu quí sản phẩm lao động, bước đầu có ý thức tiết kiệm, tính toán hiệu quả kinh tế của lao động.

- Tiếp thu một số nguyên lí cơ bản về công nghiệp, nông nghiệp, phục vụ, dịch vụ …..

- Hướng sự chú ý vào những ngành nghề sản xuất chủ yếu thông qua nội dung học tập, trên cơ sở đó có ý thức lựa chọn, định hướng học tập và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

- Có ý thức lao động tốt, chuẩn bị tâm thế đi vào học nghề và lao động sản xuất.

Từ những phân tích trên, có thể thấy quản lý hoạt động giáo dục hướng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)