có mang lại hững thú cho người học không? Và quan trọng hơn cả là hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông đạt được như thế nào. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá, nhà quản lý rút phân tích được kết quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, các ưu điểm và những hạn chế, nguyên nhân và rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác quản lý đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông trong trường phổ thông
Yếu tố về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.
Muốn hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả tốt, cần phải đổi mới nhận thức, phải mạnh dạn dứt bỏ những quan điểm giáo dục đã lỗi thời thiên về dạy văn hoá, tách rời đào tạo văn hoá với giáo dục nghề nghiệp. Trước tiên, cần thiết phải làm cho cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức đúng đắn về giáo dục hướng nghiệp, coi giáo dục hướng nghiệp là nhiệm vụ quan trọng song song với giáo dục văn hoá. Cán bộ quản lý phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về giáo dục hướng nghiệp thì mới có sự chỉ đạo tích cực, liên tục và có sự đầu tư thoả đáng cho giáo dục hướng nghiệp. Cán bộ quản lý giáo dục cần có sự liên hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, cùng nhau phối hợp làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp. Cần lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá nghiêm túc. Quản lý hợp lý về nội dung giáo dục hướng nghiệp, quản lý cơ sở vật chất, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lý đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác hướng nghiệp đủ về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp, quản
lý nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp được thực hiện đầy đủ, phù hợp theo các phương pháp hiệu quả.
Giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh cũng cần có nhận thức đúng đắn về giáo dục hướng nghiệp. Cho đến nay, xã hội vẫn xem trọng bằng cấp. Nhiều gia đình định hướng cho con học để lấy cái bằng chứ không phải học để lấy một nghề. Do đó, việc tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn mang tính hình thức, đối phó. Nhiều trường hợp học sinh học nghề không phải xuất phát từ nhu cầu học một nghề cho tương lai mà chỉ vì được cộng điểm cho kỳ thi tốt nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.
Yếu tố đội ngũ giáo viên hướng nghiệp.
Trong bất cứ hoạt động giáo dục nào, yếu tố giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Giáo dục hướng nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đấy. Việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp không thể đạt được hiệu quả cao nếu nhà quản lý không có trong tay một đội ngũ giáo viên hướng nghiệp có trình độ cao và có tâm huyết với nghề.
Yếu tố tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Nguồn tài chính là một công cụ hữu hiệu để phát triển và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Việc kinh phí đào tạo thấp, chưa có quy chế, định mức rõ ràng ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Cơ sở vật chất cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Khác với các môn văn hoá, giáo dục hướng nghiệp phải có thực hành mà phần thực hành đòi hỏi cơ sở vật chất phải đầy đủ. Chỉ khi có trang thiết bị đầy đủ thì các nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp mới có thể thực hiện được đầy đủ và hiệu quả.
Yếu tố kinh tế thị trường: nhu cầu của thị trường đối với các nghề nghiệp cần người lao động được đào tạo, để thực hiện được việc này các nhà khoa
học cần phải có những khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường từ đó các nhà quản lý lấy cơ sở xậy dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Để quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp, cần có đủ cơ sở vật chất và điều kiện tài chính.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này tôi đã phân tích một cách hệ thống các khái niệm Hướng nghiệp, Giáo dục hướng nghiệp, Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Tôi cũng đưa ra những hiểu biết về Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông: mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, ý nghĩa của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, một số văn bản về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Đây là những vấn đề cơ bản mà căn cứ vào đó, tôi có cơ sở để phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội và từ đó đề ra một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA HUYỆN ĐAN PHƢỢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Đan Phƣợng
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội
Huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội với diện tích 76,6 km2 dân số hiện nay là: 124.900 người, mật độ 1.631 người /km2 về mặt hành chính huyện có 15 xã và 1 thị trấn.
Là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, giáp danh với các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ. Cư dân sống trên vùng châu thổ hữu ngạn sông Hồng và tả ngạn sông Đáy, đất đai màu mỡ, có làng nghề truyền thống và chịu ảnh hưởng nhiều của đời sống văn hoá, xã hội kinh đô Thăng Long - Hà Nội.
2.1.2. Tình hình giáo dục của huyện Đan Phượng trong những năm qua
Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Đan Phượng là một huyện có truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời, sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo của huyện đã được các cấp lãnh đạo quan tâm. Đảng bộ, HĐND, UBND huyện và 16 xã, thị trấn luôn luôn xác định rõ nhiệm vụ, vị trí, vai trò của sự nghiệp GD & ĐT từ đó tập trung chỉ đạo, lãnh đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục & đào tạo của địa phương phát triển.
Nhân dân trong huyện dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng có truyền thống hiếu học. Con em nhân dân đi học ngày càng tăng (nhất là bậc THPT).
Công tác chỉ đạo của Sở GD & ĐT Hà Nội và huyện Đan Phượng có nhiều định hướng đổi mới đúng đắn, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Số lượng học sinh tăng nhanh ở bậc trung học cũng như các bậc khác mâu thuẫn với sự đáp ứng của tiềm năng cơ sở vật chất.
Những thành tựu trong thời gian đổi mới gần đây :
- Giáo dục và Đào tạo của huyện Đan Phượng là đơn vị dẫn đầu các ngành học, bậc học trong Thành phố. Quy mô các ngành học phát triển toàn diện và vững chắc trong tất cả các ngành học, bậc học.
- Chất lượng giáo dục các ngành học, bậc học cao và tương đối ổn định. - Việc chăm lo xây dựng đội ngũ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Việc xây dựng trường sở, trang thiết bị giáo dục được đẩy mạnh. Tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 70%. 100% các trường có phòng thí nghiệm, thư viện và phòng máy tính. Công tác xã hội hoá giáo dục đã được chỉ đạo và ngày càng trở nên sâu rộng. Có nhiều đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra, thông tin, quản lý, thi đua....
Những hạn chế:
+ Quy mô giáo dục phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân. + Chất lượng giáo dục nghề nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
+ Chất lượng giáo viên còn bất cập so với yêu cầu của giáo dục, cơ sở vật chất còn hạn chế.
Tóm lại: Qua hơn 20 năm đổi mới, giáo dục huyện Đan Phượng giữ vững thế ổn định và có bước phát triển vững chắc. Thời gian vừa qua trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động phức tạp song giáo dục đào tạo huyện vẫn đạt được nhiều thành tựu, được sở giáo dục đào tạo đánh giá là đơn vị đứng trong tốp đầu của Thành phố về GD&ĐT.
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trong các trƣờng THPT của huyện Đan Phƣợng
2.2.1. Các hình thức hướng nghiệp
Trong các trường trung học phổ thông của huyện Đan Phượng hiện tồn tại 4 hình thức giáo dục hướng nghiệp đó là:
- Hướng nghiệp qua các môn học: Thông qua các môn học trong nhà trường theo quy định của Bộ giáo và Đào tạo các thầy giáo, cô giáo lồng ghép trong chương trình tư vấn cho học sinh về công tác hướng nghiệp lập nghiệp. Thông qua các môn học các lĩnh vực kiến thức học sinh sẽ hiểu về các ngành nghề trong xã hội từ đó định hướng lựa chọn cho tương lai của mình.
- Hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động sản xuất: Thông qua môn học, các hoạt động lao động và sản xuất học sinh có kiến thức, am hiểu về nghề nghiệp từ đó có sự định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.
- Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá: Thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể trong chương trình của các môn học học sinh tìm hiểu về các ngành nghề trong xã hội.
- Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề: Thông qua các hoạt động giới thiệu ngành nghề học sinh tiếp thu linh hội, tìm hiểu về những ngành nghề đó trong xã hội. Các em sau khi tìm hiểu sẽ lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân. Qua đó học sinh cũng năm bắt được triển vọng của nghề và lựa chọn
Trong các trường THPT của huyện Đan Phượng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT do điều kiện về lực học, hoàn cảnh kinh tế mà có khoảng 30 % học sinh tiếp tục học trong các trường Đại học, 40 % học trong các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và số còn lại đi làm các nghề lao động tự do. Vì vậy việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong các nhà trường nhằm giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2.2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng qua học các môn văn hoá
liên quan tới các môn học đó. Giáo viên các môn Ngữ Văn, Lịch Sử giới thiệu cho học sinh làm quen với những nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như giáo dục, khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng, thư viện...Giáo viên môn Địa lí cho học sinh làm quen với các ngành nghề như du lịch, kinh tế, lâm nghiệp, nông nghiệp, địa chất, khí tượng – thuỷ văn, thuỷ sản, giao thông vận tải, xây dựng.... Giáo viên ngoại ngữ giới thiệu cho các em làm quen với các nghề phiên dịch, dịch thuật, ngoại giao, du lịch .... Giáo viên môn Toán học, Vật lí, Tin học giới thiệu cho các em làm quen với các ngành khoa học cơ bản, ngành cơ khí – chế tạo, xây dựng, kiến trúc, giao thông, điện năng, bưu chính viễn thông, công nghiệp luyện kim, công nghiệp ôtô, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá... Giáo viên môn Hoá học, Sinh học giới thiệu các nghề nông nghiệp, tạo giống mới, dầu khí, thực phẩm chế biến, dệt – nhuộm, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh...
Tuy nhiên qua khảo sát việc định hướng nghề qua các môn học trong các trường THPT của huyện Đan Phượng cho thấy: Đa số giáo viên chưa chú trọng đến công tác hướng nghiệp, coi hướng nghiệp là công việc thực hiện ở ngoài giờ lên lớp, coi đó là công việc của giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh.
Nội dung hướng nghiệp tích hợp trong giảng dạy các môn văn hoá chưa được đề cập nhiều trong giáo án của các môn văn hoá và cũng chưa được đề cập đến trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm.
Bởi vậy, việc tích hợp nội dung hướng nghiệp trong dạy các môn văn hoá không được tiến hành một cách hệ thống, bài bản mà chỉ một số ít giáo viên quan tâm, tâm huyết với vấn đề hướng nghiệp mới tiến hành tiến hành .
2.2.3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ trong các trường THPT của huyện Đan Phượng
Với tư cách là một môn khoa học ứng dụng, bộ môn công nghệ gồm kĩ thuật nông nghiệp và kĩ thuật công nghiệp cung cấp cho học sinh những
nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lí khoa học và làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, kinh doanh, trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau và qua đó gây sự hứng thú của học sinh đối với nghề.
Tuy nhiên, với đặc điểm là học sinh các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, đa phần các em sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn ít tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại vì vậy môn kĩ thuật công nghiệp các em tiếp thu khá khó khăn. Đồng thời học sinh không định hướng được mục đích mình học môn học này để làm gì, áp dụng vào thực tế ra sao. Chính vì vậy mà các em có tâm lý xem nhẹ môn học này do đó Giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ không gây được nhiều hứng thú cho học sinh.
2.2.4. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá
Giới thiệu về ngành nghề không chỉ thông qua các bài giảng trên lớp, mà nhà trường còn phải tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất nhằm cho các em thấy được những ứng dụng của môn học. Việc này chẳng những gắn lý thuyết với ứng dụng của chúng trong sản xuất mà còn gắn những nghề có quan hệ mật thiết với những kiến thức đó, có tác dụng kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức đã học trong các hoạt động nghề khác nhau.
Hoạt động tham quan dã ngoại được các trường THPT của huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội thực hiện một lần/năm. Tuy nhiên hoạt động ngoại khoá này không phải lúc nào cũng gắn với nội dung giáo dục hướng nghiệp. Các hoạt động ngoại khoá đòi hỏi khá nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị cũng như kinh phí để triển khai hoạt động. Do đó, nó không được các nhà trường tổ chức một cách thường xuyên. Việc giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá vẫn diễn ra, tuy nhiên chỉ ở một số lớp có giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh quan tâm đến công tác hướng nghiệp. Ở các lớp này, đa phần phụ huynh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham gia tham quan các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy.
Trong buổi tham quan đó, học sinh sẽ được tìm hiểu về các công việc, các vị trí làm việc trong một cơ sở sản xuất. Các buổi tham quan này thường mang