Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 57 - 60)

Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sing động mà từ việc nắm bất sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Song, việc dạy và học tập lịch sử phải tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. Vì vậy, việc đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử.

Trong dạy học lịch sử, thông qua lời giảng sinh động của giáo viên với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh dẫn dắt học sinh trở về với bức tranh quá khứ của lịch sử...; Lời nói của giáo viên phải có tính hình ảnh, sinh

59

động, hấp dẫn nhằm tạo biểu tượng và tác động đến tình cảm, tư tưởng học sinh. Lời giảng có hình ảnh không phải là lời nói bóng bẩy, hoa mỹ, trống rỗng mà bao hàm mặt nội dung phong phú, súc tích, chính xác. Người giáo viên dạy với bầu nhiệt huyết, truyền đạt những nội dung mới mẻ, đem lại nhiều thông tin và cảm xúc thì học sinh cũng cảm nhận và lây lan cái không khí hào hứng mà thầy giáo đem lại, nhờ vậy tiếp thu bài có hiệu quả. Vậy nên để tổ chức giờ dạy hiệu quả, giáo viên cần phải dạy có khí thế bằng cả tâm huyết của mình mới “truyền lửa” cho học sinh. Trong dạy học lịch sử, để tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh việc sử dụng phương pháp trực quan là rất quan trọng. Cùng với việc sử dụng tài liệu tham khảo như tài liệu lịch sử, tài liệu văn học, văn kiện của Đảng và nhà nước...kết hợp với những đồ dùng trực quan sinh động (như bản đồ, sơ đồ, phim ảnh tư liệu, hiện vật lịch sử...). Thông qua đó giúp cho các sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên ấn tượng hơn, khơi gợi những cảm xúc cho học sinh, các em sẽ thấy yêu thích, hứng thú với bài học lịch sử, kiến thức lịch sử được khắc sâu. Đến với học sinh trong giờ dạy bằng trạng thái tâm lý thoải mái, vui vẻ, cởi mở, chinh phục các em bằng sự uyên bác, bằng những kiến thức mới mẻ, thú vị, ...chứ không đến với học sinh bằng trạng thái căng thẳng, đề cao, quan trọng hóa môn học, bằng sự áp đặt điểm số...

Ví dụ, khi dạy về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 thời Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Giáo viên sử dụng lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 kết hợp với phương pháp tường thuật bằng ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh dẫn dắt học sinh trở về với bức tranh quá khứ của lịch sử hấp dẫn: “Đội hải thuyền rút lui do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy ngả cờ im trống rạng sáng ngày 9 - 4 - 1288 tiến vào khúc sông Bạch Đằng. Bốn bề im ắng rợn người. Hai bên bờ sông lau sậy um tùm chìm trong sương trắng lênh loang tràn lấp khắp lòng sông. Tiếng quạ kêu sương rởn óc thỉnh thoảng rộ lên trên nền trời xám xịt. Thủy triều đang độ cường, dâng ứ.

60

Sóng đánh oàm oạp vào các mạn thuyền. Một không khí u hiểm mơ hồ giăng mắc khắp lòng sông Bạch Đằng như ẩn chứa những căm hờn từ tiền kiếp. Soái thuyền Ô Mã Nhi được hộ tống bằng những chiến thuyền lớn tưởng như lọt vào một chốn mê cung và lũ lính tráng trên thuyền nửa tỉnh nửa mơ sau tháng ngày chiến chinh dằng dặc. Chúng chỉ mơ ước ngửi thấy mùi muối biển. Mùi muối biển đồng hành với sự lọt thoát khỏi vùng đất phương Nam luôn rình rập những chết chóc không báo trước…. Tiếng pháo lệnh phá tan thinh không. Sương mù bị xé toang từng mảnh. Từ trên trời rơi xuống, từ dưới nước nhô lên, từ các cửa sông lau lách um tùm vọt ra vô số chiến thuyền và tiếng những dũng sĩ hô vang Sát Thát ầm ầm lao vào thuyền giặc. Một biển lửa rừng rực bốc lên, những chiến thuyền Đại Việt thốc như bay lướt trên mặt sóng nhằm thẳng vào soái thuyền Ô Mã Nhi với một khí thế triều dâng thác đổ. Lần đầu tiên trong cuộc đời chinh chiến, viên tướng cáo già lão luyện cảm nhận rất rõ mình chính là con mồi của những thợ săn thiện chiến. Đội hải thuyền tả tơi rách nát hỗn quân hỗn quan tuyệt vọng mở được đường máu thoát ra phía biển để lại trùng trùng những kêu than la khóc đang nghỉm dần dưới lòng sông ngầu máu. Toàn bộ dòng sông Bạch Đằng nhan nhản cọc gỗ lim bịt thép nhọn ào ạt dâng lên bốn phía vây chặt toàn bộ đội hải thuyền còn lại đang hí hửng tẩu thoát ra biển. Trời đất cũng phẫn nộ nổi cơn giông bão sấm sét giáng xuống đầu quân cướp nước. Xung quanh không còn nổi lấy một tên lính hộ vệ, Ô Mã Nhi chết đứng trên soái thuyền đã bắt đầu bén lửa vì bị cọc sắt đâm thủng đang dần chìm xuống đáy sông. Một đời dọc ngang thiên hạ gây bao tội ác để có được những chiến công bằng máu bỗng chốc tan thành mây khói. Trong điên loạn, họ Ô điên rồ lao xuống nước xiết toan trà trộn vào đám tàn quân bị dân binh bắt trói, và một đại tướng chốc trở thành tù binh trong tiếng sát Thát rền vang”. Thông qua đó giúp cho sự kiện lịch sử trở nên ấn tượng hơn, khơi gợi những cảm xúc cho học sinh, ghi nhớ sự kiện sâu sắc hơn. Đồng thời, giáo dục cho học sinh về nghệ thuật quân sự của nhà Trần, về vai trò của sông, biển trong cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc

61

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 57 - 60)