Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

quốc trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người có phẩm chất và năng lực: yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước; trung thực, trách nhiệm, khoan dung, có lối sống lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; có kỹ năng cơ bản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp, ngoại ngữ; có khả năng tự học, tư duy độc lập và sáng tạo; sống và làm việc theo pháp luật; có năng lực chuyên môn, năng lực lập nghiệp, hội nhập quốc tế; có hoài bão và lý tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; chủ động thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của môi trường xung quanh; có khả năng hợp tác với mọi người để sống và làm việc có hiệu quả.

Trước nguy cơ cạn kiệt dần tài nguyên trên đất liền, sự bùng nổ dân số chưa kiểm soát được và sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, việc quan tâm đến khai thác sử dụng biển hợp lý kết hợp chặt chẽ với bảo vệ quốc phòng - an ninh trên biển và bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vùng biển, đảo cũng là nơi kẻ thù lợi dụng để xâm lược Việt Nam. Điều đó chứng tỏ vùng biển, đảo có vị trí rất quan trọng, không chỉ với phát triển kinh tế - xã hội, mà cả với quốc phòng - an ninh. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ một địa bàn sống, địa bàn phát triển kinh tế, mà còn là bảo vệ một địa bàn chiến lược lợi hại.

Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo được đặt ra như một nhiệm vụ trọng yếu. Tuy nhiên đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm và phức tạp, liên quan tới nhiều yếu tố lịch sử, pháp lý, trong đó có cả yếu tố chưa có sự đồng thuận trong đời sống chính trị quốc tế. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rằng: Trước tình hình mới của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia đối với biển, đảo và vùng trời của Tổ quốc, đòi hỏi nước ta cần có chiến lược biển toàn diện nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

38

Vì vậy, vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” nhằm nhanh chóng đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi Biển Đông đang “nổi sóng” thì những kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc càng trở nên cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và đối với học sinh phổ thông nói riêng. Với chức năng và nhiệm vụ của mình việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc thông qua dạy và học môn Lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với học sinh trung học phổ thông – những người chủ tương lai của đất nước.

Về giáo dưỡng: Qua dạy học Lịch sử nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh phải cung cấp cho học sinh tri thức lịch sử một cách toàn diện nghĩa là phải cung cấp cho học sinh hiểu biết các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự…Học sinh được khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học lịch sử, học sinh nắm bắt được vai trò của biển đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vai trò của biển trong phát triển kinh tế đất nước.

Ví dụ, ở chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Lịch sử lớp 10), kiến thức cơ bản gồm: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian dài trên một lãnh thổ thống nhất với nền quân chủ chuyên chế ngày hoàn thiện. Trải qua 5 thế kỉ độc lập, mặc dù có nhiều biến động, khó khăn, nhân dân ta vẫn xây dựng và phát triển được cho mình một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Đồng thời, nhân dân Việt Nam với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong những thế kỉ độc lập ấy, nhân dân Việt Nam đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến.

39

Đồng thời giáo dục cho học sinh kiến thức các triều đại phong kiến Việt Nam kể từ khi giành quyền tự chủ lâu dài đã quan tâm xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển. Để các em có sự liên hệ với những kiến thức trong cuộc sống hiện tại để xác định nhiệm vụ tương lai và trách nhiệm đối với Tổ quốc. Thông qua bài học giáo viên hình thành cho học sinh một số khái niệm về “chủ quyền lãnh thổ”, “ý thức dân tộc”, “chủ quyền biển, đảo”… kiến thức bài học được khắc sâu và mang tính toàn diện.

Về kĩ năng: “Kĩ năng là những khả năng của học sinh có thể hoàn thành những hành động nào đó gắn liền với việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn” [8, tr.70]. Vì vậy, trong học tập lịch sử, học sinh được rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng học tập bộ môn và các kĩ năng sống. Khi tiến hành dạy học lịch sử, để đạt mục đích giáo dục, giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả như sử dụng tư liệu lịch sử, đồ dùng trực quan kết hợp tường thuật, miêu tả, phân tích với ngôn ngữ truyền cảm, sinh động giàu hình ảnh…sẽ giúp học sinh rèn được các kĩ năng tư duy: phân tích, giải thích, chứng minh…Đồng thời rèn được cho học sinh các kĩ năng học tập bộ môn: kĩ năng ghi nhớ, trình bày các sự kiện cơ bản; kĩ năng quan sát, nhận xét nội dung lịch sử được phản ánh qua tư liệu tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ…Hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết giúp các em thành công trong cuộc sống. Các em chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, rèn luyện cho các em các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như: hợp tác, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề…

Về giáo dục: Giáo sư Phan Huy Lê đã khẳng định: “Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một niền tự tin dân tộc, không kế thừa các truyền thống dân tộc, thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam” [8, tr. 8]. Qua dạy học lịch sử, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước; Bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về văn hóa dân tộc, về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc,

40

bảo vệ sự thống nhất nước nhà qua các thế kỉ. Giáo dục lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong đó có ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Giáo dục cho học sinh ý thức về nền kinh tế tự chủ, niềm tự hào về những thành tựu kinh tế - văn hóa của dân tộc. Từ đó có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, xác định động cơ học tập vì lý tưởng cao đẹp, phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Đồng thời, bồi dưỡng cho các em niềm say mê học tập và cống hiến cho Tổ quốc, phát huy tinh thần của người công dân tương lai trong thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động và phức tạp như hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)