Những nội dung cần khai thác trong chương trình lịch sử Việt

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 51 - 56)

(từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ) để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX , với thời lượng 18 tiết gồm bốn chương tương ứng với bốn giai đoạn lịch sử:

53

Chƣơng I: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X Chƣơng II: Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV Chƣơng III: Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII Chƣơng IV: Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX

Dựa vào những nội dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX trong sách giáo khoa lớp 10 (Chương trình chuẩn) để khai thác nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc theo những chủ đề sau:

2.1.2.1. Ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong quá trình dựng nước và giữ nước

Để giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, giáo viên xác định những nội dung kiến thức sau:

* Nội dung 1: Ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng được hình thành từ rất sớm.

Cụ thể qua những nội dung sau:

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam: xác định những cơ sở và điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ( mục 1): địa điểm, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với săn bắn, chăn nuôi, trồng trọt, đánh cá (thể hiện việc hướng ra biển, khai thác từ biển để sinh sống), xã hội, công tác trị thủy, thủy lợi phục vụ nông nghiệp và chống ngoại xâm; xác định lãnh thổ thời Âu Lạc được mở rộng hơn so với thời Văn Lang;

* Nội dung 2: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Tổ quốc một cách hòa bình và liên tục qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhà nước quân chủ được thành lập và từng bước phát triển đến đỉnh cao vào thế kỉ XV trên một lãnh thổ thống nhất. Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, con đường mở mang bờ cõi xuống phía Nam của người Việt cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Các triều đại phong kiến Việt Nam kể từ khi giành quyền tự chủ lâu dài đã xác định hải giới và chú trọng

54

bảo vệ chủ quyền trên biển được thể hiện qua các nội dung: quá trình mở rộng lãnh thổ, tổ chức quân đội, chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại phong kiến Việt Nam ở Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV); Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI –VIII (mục 4: chính quyền ở Đảng Trong); Bài 25: Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (mục 1: xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao).

* Nội dung 3: Vai trò của biển, đảo trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.

Trong các thế kỉ xây dựng đất nước, nhân dân ta vẫn phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng nhân dân ta đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng, giữ vững độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông, các triều đại phong kiến Việt Nam đều thấy rõ vai trò và sức mạnh của biển đối với an ninh quốc phòng. Bởi vậy, các kĩ thuật đóng tàu, xây dựng thủy quân, rèn luyện kĩ năng chiến đấu trên sông biển được chú trọng :

Năm 938, trên cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dàn thế trận cắm cọc gỗ, lập trận đánh tan quân thủy Nam Hán, mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. (Bài 16 : Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập, mục 2)

Lê Hoàn đánh quân xâm lược Tống với trận Bạch Đằng thứ hai vào năm 981; Lý thường Kiệt tấn công địch ở Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu vào năm 1075, chặn đứng quân Tống ngoài biển năm 1077. Đặc biệt, Thời nhà Trần với các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) với trận Bạch Đằng mãi mãi ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam. Những vị tướng tài giỏi về chỉ huy

55

quân đội tác chiến trên sông, biển như Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái... đã lập công xuất sắc, làm rạng rỡ nền nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta. ( Bài 19 : Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV, mục II )

Quân thủy Tây Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến là nhà Trịnh (Đàng Trong) và nhà Nguyễn (Đàng Ngoài), chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt hơn 200 năm. Nguyễn Huệ đã tổ chức và xây dựng một đội quân thủy hùng mạnh vào bậc nhất Đông Nam Á. Năm 1785, Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy quân thủy tiến công và chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử, bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. (Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII; mục II -1).

2.1.2.2. Ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Chiếm ¾ diện tích trái đất, biển khơi bao la với tiềm năng dồi dào của nó và nguồn lợi từ hải thương đã tạo nên năng lực và nhu cầu hướng biển, chinh phục biển khơi của nhiều quốc gia trên thế giới.

Dạy Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Từ những thế kỉ đầu sau Công nguyên, cư dân Việt cổ, Cham-pa, Phù Nam…đã nổi tiếng về kỹ thuật đóng thuyền, tài đi biển, năng lực chinh phục biển khơi và tiến hành những hoạt động giao thương trên biển. Để giáo dục cho học sinh vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế xã hội, giáo viên khai thác các mục 2,3 của bài 14. Cụ thể:

Ở mục 2: Quốc gia cổ Cham-pa, giáo viên khai thác nội dung về tình hình kinh tế, trong đó nhấn mạnh : trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay đã hình thành quốc gia cổ Cham-pa. Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa cận biển và tính hướng biển mạnh mẽ thông qua hoạt động trao đổi buôn bán các sản phẩm như đồ sắt, đồ thủy tinh , đồ gốm với kỹ thuật và mỹ thuật cao tới những Philippin,Indonesia, Malaysia…

56

Ở mục 3: Quốc gia cổ Phù Nam, giáo viên khai thác nội dung về kinh tế và nhấn mạnh về hoạt động ngoại thương đường biển của Phù Nam rất phát triển với cảng thị Óc Eo – một thương cảng quốc tế quan trọng không chỉ của vương quốc Phù Nam mà còn của nhiều trung tâm kinh tế Đông Nam Á.

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X- XV. Từ thế kỷ X- XV, với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, nhân dân Việt Nam đã cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước thống nhất và ngày cảng mở rộng về lãnh thổ đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương.

Ở mục 3: Mở rộng thương nghiệp: giáo viên khai thác nội dung hoạt động ngoại thương dưới các triều đại phong kiến từ rất sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước Phương Nam đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và miền Trung. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa, Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) đều là những vùng cảng quan trọng.

Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII. Từ thế kỉ XVI, đất nước có nhiều biến động lớn, tuy nhiên do nhiều điều kiện khác nhau nên nền kinh tế tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Ở

mục 3: Sự phát triển của thương nghiệp: Từ thế kỷ XVI – XVII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi, đặc biệt do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng. Thuyền buôn các nước kể cả các nước Châu Âu đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các chúa Nguyễn với cái nhìn cởi mở về biển, đã thực thi những chính sách khuyến thương mạnh mẽ, tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại Đàng Trong phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng khởi của các đô

57

thị như: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An – thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong, Thanh Hà...

Qua những nội dung về kinh tế, giáo dục cho học sinh ý thức về vai trò của biển, đảo Tổ quốc trong phát triển kinh tế đất nước từ những buổi đầu sơ khai cho đến công cuộc xây dựng kinh tế đất nước hiện nay.

2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)