Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay, chúng tôi đề xuất một vài kiến nghị như sau:
Thứ nhất, về việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử: nhìn chung chương trình, sách giáo khoa hiện nay đã có nhiều cải tiến nhưng
101
kiến thức lịch sử vẫn còn rất nặng, dàn trải và thiếu những vấn đề cần thiết cho việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Trong đó, một nội dung quan trọng mang tính thời sự hiện nay là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông nhưng sách giáo khoa chưa đề cập đến và chưa đưa vào nội dung chương trình dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Vì vậy, việc đưa nội dung về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; kiến thức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt quan trọng và mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, việc chỉnh lý sách giáo khoa đòi hỏi cần phải có thời gian và sự nghiên cứu của các nhà giáo dục, chuyên môn, các cấp ngành...Do đó, trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có công văn hướng dẫn, phát hành tài liệu lưu hành nội bộ; và Bộ cần yêu cầu Vụ Giáo dục trung học soạn thảo và ban hành bộ tài liệu hướng dẫn dạy học về chủ quyền biển, đảo; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần đầu tư xây dựng một trang mạng riêng nhằm mục đích hỗ trợ dạy học lịch sử. Ở đó cung cấp tư liệu, hình ảnh, bản đồ về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc... để giáo viên và học sinh khai thác trên mạng các thông tin cần thiết, chính thống về tình hình biển, đảo… Với quan điểm “chương trình là pháp lệnh” nên cần có văn bản bổ sung thay đổi phân phối chương trình trong đó nêu cụ thể tiết tăng thêm dạy học về biển, đảo hay hướng dẫn ngoại khóa về biển, đảo để giáo viên có cơ sở pháp lý thực hiện.
Thứ hai, về công tác tập huấn thường xuyên cho giáo viên: trong thực tế, hàng năm giáo viên ở các trường trung học phổ thông đều được tham dự các đợt tập huấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, hoặc tổ chức các hội thảo theo chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử. Điều này rất cần thiết cho giáo viên trong việc cập nhận kiến thức chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm. Vì vậy, trước những yêu cầu cấp thiết của việc cập nhật kiến thức về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cần tổ chức các đợt tập huấn
102
cho giáo viên. Để các đợt tập huấn đạt hiệu quả hơn cần phải có sự cải tiến về nội dung và phương pháp. Về nội dung, cần có những chuyên đề chuyên sâu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho từng nội dung kiến thức, từng giai đoạn lịch sử, từng lớp học, cấp học. Về phương pháp, cần dành thời gian cho giáo viên thực hành, áp dụng các phương pháp dạy học đa dạng, đạt hiệu quả giáo dục cao. Bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh hiện nay như: cách thức sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy và học, kiểm tra đánh giá…
Thứ ba, về phía giáo viên: Giáo viên không chỉ đơn thuần là người chia sẻ kiến thức và kỹ năng mà còn là người góp phần nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Vì vậy để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trong dạy học lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, thường xuyên phải cập nhật những kiến thức mới đồng thời phải học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ và thao tác sư phạm. Tự bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, chủ quyền biển, đảo bằng những hành động cụ thể như: tham gia các hoạt động tuyền truyền, các cuộc thi “tìm hiểu về biển, đảo quê hương”, các hoạt động “góp đá xây Trường Sa”…để việc giáo dục học sinh không mang tính chất hình thức, giáo điều. Trong giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, người giáo viên phải có lập trường kiên định, biết khai thác những thông tin chính xác, kết hợp với các phương pháp sư phạm phù hợp tạo hiệu quả cao trong giáo dục ý thức cho học sinh trách nhiệm đối với Tổ quốc, đối với chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Người giáo viên phải đóng vai trò chủ động phối hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên các môn học có liên quan tổ chức các hoạt động học tập trong giờ nội khóa và ngoại khóa để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử.
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Trung tâm thông tin công tác tƣ tƣởng phối hợp với Cục chính trị Quân chủng hải quân (2007), Biển và hải đảo Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và Đào tào (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử, Lớp 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Lịch sử 10. Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu Hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THPT. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng - Trƣờng ĐHKHXH&NV (1998), Bách khoa địa danh Hải Phòng. Nhà xuất bản Hải Phòng.
7. Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng (1990), Dư địa chí Hải Phòng, tập 1, Nhà xuất bản Hải Phòng.
8. Hội khoa học Lịch sử (2012), Kỷ yếu “Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam”. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 9. Nguyễn Văn Bối (1984), Vài suy nghĩ về di sản tài nguyên biển và tác
động của con người trong quá trình lịch sử dân tộc, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số1, tr81-83.
10. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Phạm Văn Đồng (1989), “Gửi các chiến sỹ trên mặt trận giáo dục”, tạp chí nghiên cứu giáo dục (11), trang 1.
12. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lí học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
104
13. Nguyễn Chu Hồi (2011), “Biển mãi mãi quan trọng với dân tộc Việt”, bài phỏng vấn do Kim Yến thực hiện, trích nguồn www.sgtt.com.vn ngày 01/8/2011.
14. Vũ Quang Hiển (2012), Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo (1986-2007) 15. Nguyễn Văn Kim (2011), Người Việt với biển. Nhà xuất bản Thế giới,
Hà Nội.
16. Phan Huy Lê (1998), Tìm về cội nguồn. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 17. Phan Huy Lê( 1985), Vấn đề truyền thống và cách mạng, trong cuốn “Về
giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam”, tập 1. Nhà xuất bản Thông tin lí luận, Hà Nội.
18. Lênin V.I (2006), Toàn tập, tập 29. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 19. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (1992), “Giáo dục
truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử”, tạp chí nghiên cứu lịch sử (2), tr31-37.
20. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1992), "Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở phổ thông”, tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 1/1992. 21. Phan Ngọc Liên ( chủ biên ) (2003), Lịch sử và giáo dục lịch sử. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
22. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh
Tƣờng ( đồng chủ biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. Nhà xuất bản ĐHQG, Hà Nội.
23. Phan Ngọc Liên, Trƣơng Hữu Quýnh (1998), Phương pháp dạy học lịch sử. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Hội.
24. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
25. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
105
26. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2000), Phương pháp dạy học lịch sử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Hội.
27. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
28. Phan Ngọc Liên, “Về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục truyền thống cho
thế hệ trẻ”, tạp chí Giáo dục lí luận(1).
29. Lƣu Văn Lợi (2010), Những điều cần biết biết về Đất – Biển – Trời Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
30. Nguyễn Nhã – Nguyễn Đình Đầu – Lê Minh Nghĩa – Từ Đặng Minh Thu – Vũ Quang Việt (2008), Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội.
32. Trƣơng Hữu Quýnh, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thái Hoàng (1994),
Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, Bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc. Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân.
33. Trần Đức Thanh, Nguyễn Đình Cƣ (1995), Quá trình hình thành và
phát triển Hải Phòng. Nhà xuất bản Hải Phòng.
34. Hoàng Thanh Tú (2012), Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường THPT- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
35. Trần Công Trục (2011), Dấu Ấn Việt Nam trên biển Đông. Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.
36. Bùi Minh Tuấn (2012), “Cần giáo dục kiến thức về chủ quyền biển, đảo
cho học sinh”, Báo Giáo dục và Thời đại, số ra ngày 20-10-2012, tr10. 37. Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983), Quân thủy Việt
Nam trong lịch sử chống ngoại xâm. Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân.
38. Vụ giáo dục quốc phòng (2012), Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng – an ninh, Hà Nội.
106
39. Trần Quốc Vƣợng (1998), Một cái nhìn địa – văn hóa. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội.
40. Trang WEB http://biengioilanhtho.gov.vn http://dangcongsan.vn/ http://www.cpv.org.vn http://www. quangngai.gov.vn http://hanoi.vietnamplus.vn http://www.vietnam.gov.vn
107
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Để có cơ sở đánh giá vai trò, vị trí của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở trường phổ thông (học sinh lớp 10), xin thầy /cô vui lòng cung cấp một số thông tin sau:
Họ và tên:……… Trƣờng:………... Số năm công tác:………..
* Thầy (cô) lựa chọn đáp án phù hợp với ý kiến của mình
Câu 1: Theo thầy (cô) việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh ở trường phổ thông là
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Câu 2: Theo thầy (cô) kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có cần thiết đưa vào dạy và học tập trong nhà trường phổ thông không?
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
Câu 3: Kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay
108 Chưa có cụ thể
Có nhưng ít Bình thường Rất nhiều
Câu 4: Theo thầy (cô) ở trường phổ thông, bộ môn nào có nhiều ưu thế trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc?
Văn học Lịch sử Địa lí
Giáo dục công dân
Câu 5: Để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh, thầy (cô) thực hiện thông qua
Bài học cung cấp kiến thức mới Tổ chức hoạt động ngoại khóa Tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu Tích hợp với các môn học khác
Câu 6: Thầy/ cô thường sử dụng phương pháp nào trong dạy học Lịch sử ? Đọc - chép
Sử dụng công nghệ thông tin Tổ chức thảo luận nhóm Các phương pháp khác
Câu 7: Ý kiến đề xuất của thầy (cô) để việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trung học phổ thông đạt hiệu quả. ……… ……… ………..
109
PHỤ LỤC 2:
PHIẾU ĐIỀU TRA
(DÀNH CHO HỌC SINH)
Họ và tên:………. Lớp:…...Trƣờng:………...
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp.
Câu 1. Em có thích học môn lịch sử không? Rất thích
Thích
Bình thường Không thích
Câu 2. Theo em, môn Lịch sử là môn học như thế nào? Thú vị, hấp dẫn
Khô khan, tẻ nhạt, không hấp dẫn Nhiều sự kiện, khó học, khó nhớ Môn phụ
Câu 3. Ở trường phổ thông, bộ môn nào có nhiều ưu thế trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc?
Văn học Lịch sử Địa lí
110
Câu 4. Theo em kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có cần thiết đưa vào dạy và học tập trong nhà trường phổ thông không?
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
Câu 5. Em tìm hiểu kiến thức về chủ quyền biển, đảo thông qua: Các môn học ở trường
Ti vi Báo Internet
Câu 6: Thầy cô thường sử dụng phương pháp nào trong dạy học Lịch sử ? Đọc - chép
Sử dụng công nghệ thông tin Tổ chức thảo luận nhóm Các phương pháp khác
Câu 7. Em muốn được giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc thông qua hình thức học tập nào?
Kết hợp với bài học trên lớp Tích hợp trong các bộ môn Tổ chức hoạt động ngoại khóa Học sinh tự tìm hiểu
111
PHỤ LỤC 3:
Phiếu khảo sát: BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA HỌC SINH
VỀ KIẾN THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC * Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất cho những câu sau:
1. Biển Đông có vị trí chiến lƣợc quan trọng, chủ yếu do
A. là một trong những vùng biển rộng nhất Thế giới.
B. là đường giao thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới. C. có nguồn tài nguyên phong phú nhất thế giới.
D. có rất nhiều nước nằm ven bờ.
2. Vùng biển nƣớc ta có diện tích khoảng
A. 0,5 triệu km2 B. 1 triệu km2 C. 3 triệu km2 D. 3,5 triệu km2 3. Nƣớc ta có đƣờng bờ biển dài A. 1260 km B. 2260 km C. 3260 km D. 4260 km
4. Số tỉnh (thành phố) giáp biển của nƣớc ta là
A. 28 B. 29 C. 30 D. 32
5. Đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo ở vùng biển nƣớc ta là
A. Cát Bà
B. Bạch Long Vĩ C. Phú Quốc D. Lí Sơn
112
6. Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc
A. Thành phố Hải Phòng B. Thành phố Đà Nẵng C. Thành phố Huế D. Tỉnh Quảng Nam
7. Huyện đảo Trƣờng Sa là đơn vị hành chính thuộc
A. Tỉnh Quảng Trị B. Tỉnh Bình Thuận
C. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu D. Tỉnh Khánh Hòa
8. Theo em vùng biển đƣợc xem nhƣ là bộ phận lãnh thổ trên đất liền và có chế độ pháp lí của đất liền là
A. nội thủy B. lãnh hải
C. vùng tiếp giáp lãnh hải D. thềm lục địa
9. Trên thềm lục địa của mình, nƣớc ven biển có đặc quyền về
A. lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
B. thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên C. hàng hải
D. tất cả đều đúng
* Em hãy kể tên 10 tỉnh (thành phố) nằm giáp biển nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam.
---