Thực trạng của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 39 - 45)

cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

Trong năm gần đây, dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giảng dạy môn Lịch sử nói riêng. Hầu hết các ý kiến đều bày tỏ sự bức xúc về sự giảm sút chất lượng bộ môn lịch sử qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, qua kết quả điều tra xã hội học và các sân chơi của truyền hình…Thực trạng dạy học học lịch sử trở thành chủ đề thảo luận trên các diễn đàn báo chí và của các nhà khoa học cũng như giáo viên bộ môn. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Vì sao học sinh chưa yêu thích môn lịch sử? Phải chăng lịch sử là môn học của các sự kiện và năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan và nhàm chán? Thế hệ trẻ đang thờ ơ với lịch sử dân tộc? Làm thế nào để thế hệ trẻ biết và yêu lịch sử dân tộc?...Nguyên nhân sâu xa cần tìm kiếm đầy đủ trong nội dung và phương pháp giảng dạy, trong sách giáo khoa, trong chương trình môn học và cả đối với chất lượng của đội ngũ giáo viên môn Lịch sử.

Môn Lịch sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng

41

yêu quê hương xứ sở, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó có ý thức về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, trong lãnh thổ có biển, đảo; trong biển đảo có Hoàng Sa, Trường Sa….

Việc tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học lịch sử nói chung, thực trạng của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử Việt Nam là rất cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện nay, vấn đề chủ quyền biển, đảo là vấn đề phức tạp và nhạy cảm nên việc giáo dục ý thức thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử dân tộc có ý nghĩa quan trọng. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở đưa ra những kết luận chung cũng như những yêu cầu đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc hiệu quả.

Việc điều tra, khảo sát được tiến hành ở một số trường phổ thông trên địa bàn Hải Phòng: trường THPT Ngô Quyền, THPT Lê Hồng Phong, THPT Cát Hải.

Về phương pháp tiến hành: tiến hành qua phỏng vấn một số giáo viên, học sinh; điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của 15 giáo viên và 150 học sinh các trường trên địa bàn Hải Phòng.

Về nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Đối với giáo viên, tìm hiểu về các vấn đề như: đổi mới phương pháp dạy học; sự cần thiết phải giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử dân tộc; những nội dung về chủ quyền biển, đảo trong sách giáo khoa hiện nay; thực trạng việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay; cách thức và phương pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh.

Đối với học sinh, nội dung điều tra khảo sát tập trung vào tìm hiểu quan niệm và hứng thú của học sinh với môn Lịch sử, với vấn đề về chủ quyền biển

42

đảo Tổ quốc; nhận thức của học sinh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; Thực trạng hoạt động giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc ở nhà trường phổ thông hiện nay….

* Kết quả điều tra, khảo sát thu đƣợc nhƣ sau: - Về phía giáo viên:

Thứ nhất, quan niệm của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học: Kết quả điều tra cho thấy phần lớn ý kiến giáo viên được chọn khảo sát (chiếm 81%) thống nhất cho rằng cần sử dụng linh hoạt hiệu quả các phương pháp dạy học kết hợp giữa dạy học hiện đại và truyền thống nằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên còn e ngại khi đổi mới phương pháp dạy học (chiếm 6%) hay tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh (8%) do lớn tuổi, cơ sở vật chất nhà trường chưa đồng bộ,…Việc sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử nhằm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh là cần thiết song vẫn còn những ý kiến chưa đánh giá đúng vấn đề này (5%).

Thứ hai, từ kết quả phiếu điều tra hỏi về bộ môn có ưu thế trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong nhà trường: 90% giáo viên cho rằng môn Lịch sử có ưu thế nhất trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh; 20% ý kiến cho rằng môn Địa lý, giáo dục quốc phòng cũng có ưu thế này. Như vậy, nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình cùng với các môn học và các họat động ở trường phổ thông góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo đã được xác định. Trong đó môn lịch sử có ưu thế nhất trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh.

Thứ ba, về sự cần thiết phải giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử dân tộc: 75% giáo viên được hỏi đều cho rằng giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử dân

43

tộc là “rất cần thiết”, 25% cho rằng “cần thiết” và 0% ý kiến “không cần thiết”. Qua đó có thể thấy, tất cả giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh. Bởi nó giúp cho học sinh hiểu được những giá trị truyền thống của cha ông về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc nói chung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng. Từ đó định hướng cho các em hành động và trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai.

Thứ 4, sách giáo khoa lịch sử với những nội dung về chủ quyền biển, đảo. Theo kết quả khảo sát điều tra, phỏng vấn giáo viên cho thấy: 100% giáo viên khẳng định rằng nội dung lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam lớp 10 nói riêng trong sách giáo khoa lịch sử vẫn còn quá nặng, cách trình bày còn dàn trải, chưa hấp dẫn người dạy và người học. Kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu, những vấn đề cần thiết cho hôm nay lại chưa được nhấn mạnh như vấn đề lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của Tổ quốc, vấn đề xác lập chủ quyền biển, đảo của các nhà nước trong lịch sử dân tộc, cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo…Tại Hội thảo do Bộ Giáo dục – Đào tạo phối hợp Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 18-19.8.2012 tại Đà Nẵng, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc - Viện Việt Nam và khoa học phát triển cho rằng: “…trong một thời gian dài vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là “nhạy cảm”, để rồi lịch sử của một đất nước, một cộng đồng dân cư sinh ra trên bờ biển, sống cùng biển, chết không rời biển lại không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lệch lạc này của lịch sử đất nước” [8, tr.88].

Thứ 5, về thực trạng việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong nhà trường phổ thông hiện nay, mặc dù hầu hết các giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết về giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử, song do nội dung này chưa được đề cập đến nhiều và cụ thể trong chương trình sách giáo khoa và chương trình giảng dạy nên dường như việc giáo dục cho học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ

44

quốc còn bỏ ngỏ. 70% giáo viên được hỏi khẳng định trong quá trình dạy học lịch sử có giáo dục về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng không đề cập đến việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; 20% giáo viên đã từng lồng ghép nội dung chủ quyền biển đảo vào dạy học nhưng rất chung chung vì nguồn tài liệu chuẩn chưa có; 10% giáo viên đã tích hợp với môn Địa, môn giáo dục quốc phòng, môn giáo dục công dân để giáo dục truyền thống dân tộc trong đó có giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo. Những năm vừa qua, một số địa phương cũng đã có những hoạt động tuyên truyền nhằm giáo dục học sinh sinh viên về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc như Quảng Ngãi, Hải Phòng…như tổ chức các buổi nói chuyện về biển, đảo; tham quam bảo tàng; triển lãm về chủ đề biển, đảo Tổ quốc; hay phối hợp với đoàn thanh niên các trường học tổ chức ngoại khóa…Nhưng vẫn chưa có một định hướng cụ thể của Bộ, ngành đưa nội dung chủ quyền biển, đảo vào chương trình dạy học bộ môn, đặc biệt đối với môn lịch sử - bộ môn với ưu thế về giáo dục đạo đức, nhân cách về lòng yêu quê hương đất nước, ý thức về những giá trị truyền thống của dân tộc trong đó có ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ.

Thứ 6, hình thức và phương pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam. Theo kết quả điều tra, khảo sát, 80% ý kiến giáo viên muốn thực hiện việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong giờ nội khóa; 15% ý kiến giáo viên chọn hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục; 5% cho rằng học sinh tự tiếp cận khai thác các kênh thông tin (mạng internet, tivi, đài báo…). Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục hiệu quả, 70% giáo viên vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình nội dung bài học; 60% giáo viên cho rằng cần phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh nhưng chưa đưa ra được phương pháp cụ thể.

45

- Về phía học sinh:

Kết quả thu được từ phiếu điều tra học sinh về hứng thú của học sinh về môn Lịch sử: 50% học sinh trả lời không thích, 35% bình thường, 15% học sinh thích môn Lịch sử. Tìm hiểu lí do học sinh không thích môn lịch sử có rất nhiều nguyên nhân: 40% cho rằng là “môn phụ”; 55,5% do cách dạy của giáo viên chưa gây được hứng thú đối với học sinh. Theo đánh giá của giáo sư Phan Huy Lê “hiện nay, Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các trường phổ thông” [8, tr.7]; Giáo sư Phan Huy Lê chỉ ra rằng : “trong các môn thi tốt nghiệp phổ thông, môn Lịch sử bị coi là môn phụ, có năm thi có năm không. Năm nào không thi thì nhà trường cho học dồn để dành thời gian cho các môn khác thi và thầy cô giáo dạy lịch sử cũng dễ dàng bị thay thế. Một môn học đã bị coi nhẹ đến như vậy thì làm sao có thể nhận được sự quan tâm của học sinh” [8, tr.7].

Đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, khi được hỏi đa số học sinh đều trả lời rất muốn biết và hiểu về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc (90%). Theo kết quả phiếu diều tra cho thấy kiến thức về chủ quyền biển, đảo của các em rất mơ hồ, không có những khái niệm cụ thể về chủ quyền lãnh thổ, trong đó có khái niệm chủ quyền biển, đảo. Cụ thể, trước thi thực nghiệm đề tài, giáo viên điều tra kiến thức hiểu biết của học sinh về biển, đảo Tổ quốc như: Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, chủ yếu do đâu? Giáo viên đưa ra bốn phương án lựa chọn A: là một trong những vùng biển rộng nhất Thế giới. B: là đường giao thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới. C: có nguồn tài nguyên phong phú nhất thế giới. D: có rất nhiều nước nằm ven bờ. Kết quả cho thấy, 55% các em lựa chon đáp án A, 20% lựa chọn đáp án B và 25% lựa chọn C, D. Hoặc, với câu hỏi: Nước ta có đường bờ biển dài bao nhiêu? Đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo ở vùng biển nước ta là đảo nào? Đặc biệt khi hỏi về Trường Sa, Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh/thành phố nào? Hầu hết các em trả lời đều sai (65%), như vậy rõ ràng kiến thức về biển, đảo của học sinh không vững mặc dù đây là

46

những kiến thức các em đã được học ở chương trình cấp trung học cơ sở. 60% học sinh trả lời trong sách giáo khoa Lịch sử không đề cập đến kiến thức về chủ quyền biển, đảo; 35% trả lời môn Địa lý có nói nhưng rất ít. Khi được hỏi về phương pháp và hình thức giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, 40% học sinh mong muốn giáo viên lồng ghép kiến thức về chủ quyền biển đảo nói riêng, chủ quyền lãnh thổ nói chung qua các bài dạy lịch sử kết hợp với đồ dùng trực quan sinh động (tranh ảnh, phim, tư liệu lịch sử,…); 60% học sinh thích giáo viên lịch sử tổ chức các hoạt động ngoại khóa: thi tìm hiểu về các chủ đề biển, đảo; tham quan triển lãm, làm báo tường, tổ chức các trò chơi lịch sử dưới hình thức như rung chuông vàng, đường lên đỉnh Olympia…Qua thực tiễn điều tra, học sinh rất thích các phương pháp dạy học được tổ chức qua các hoạt động ngoại khóa. Vì phương pháp này giúp các em phát huy được khả năng tư duy, nhận thức độc lập, sáng tạo của mình. Các em được thể hiện mình qua đó giúp các em tự tin điều này phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em và phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập lịch sử. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử ở các trường phổ thông còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)