Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 61 - 124)

giờ học nội khóa

2.3.1.1. Sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo làm tài liệu tham khảo để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh

Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo học tập khác (ngoài sách giáo khoa) có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Nó là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính

63

xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử học sinh cần thu nhận, nó giúp các em khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử, hoặc “hư cấu” sai sự thật. Việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. Tài liệu tham khảo là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn sách giáo khoa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. “Trong giảng dạy, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh lịch sử là tư liệu lịch sử. Nếu giáo viên không nắm vững những tư liệu lịch sử phong phú, chân thực thì dù có vận dụng phương pháp gì đi nữa cũng không đạt kết quả mong muốn, không kích tích được tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh” [22, tr.20].

Có nhiều loại tài liệu tham khảo trong học tập lịch sử ở trường phổ thông như: tài liệu lịch sử, tài liệu văn học...Vì vậy, phải xuất phát từ mục đích, nội dung của bài học, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng đối tượng học sinh đòi hỏi người giáo viên phải biết khai thác, lựa chọn tài liệu và sử dụng các phương pháp thích hợp.

Thứ nhất, sử dụng tài liệu lịch sử – đây là nguồn tài liệu tin cậy. Loại tài liệu này dùng để làm dẫn chứng, minh họa cho các sự kiện đang trình bày. Khai thác nguồn tài liệu này không chỉ cung cấp thêm tư liệu lịch sử phong phú, bổ sung những thiếu hụt của sách giáo khoa mà còn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ bản của bài học.

Ví dụ1: Khi giáo dục cho học sinh về quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo Tổ quốc một cách hòa bình và liên tục qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử trong những trường hợp sau:

* Sử dụng tài liệu lịch sử để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học nhằm tạo biểu tượng rõ ràng, cụ thể, sinh động, gây hứng thú cho việc học tập của học sinh. Cụ thể:

- Ở Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến XV), khi dạy mục II : Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước

64

phong kiến ở các thế kỉ XI – XV, sau khi học sinh hiểu được nhà nước phong kiến Việt Nam ngày càng được phát triển và hoàn thiện qua các thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ về tổ chức bộ máy nhà nước, về luật pháp, quân đội, chính sách đối nội và đối ngoại. Giáo viên nhấn mạnh các triều đại phong kiến Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về chủ quyền đất nước. Từ thời Lý, chính quyền Thăng Long đã dành nhiều sự quan tâm cho các vùng biển, đảo. Chính sử từng ghi: “năm 1149 vua Lý Anh Tông (1138-1175) đã cho khai mở trang Vân Đồn, thiết lập trung tâm kinh tế đối ngoại ở vùng đảo xa Đông Bắc. Năm 1171, đích thân nhà vua đã đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần như thế nào. Năm sau, mùa Xuân, tháng Hai, nhà vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ ghi chép phong vật” [15, tr.53].

Khi giáo viên giảng về quân đội của Đại Việt, giáo viên sử dụng tư liệu lịch sử sau để cho học tham khảo: Dưới thời Trần và đặc biệt là thời Lê sơ, tiến ra biển đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Thời Trần, Hồ, Lê sơ đều chú trọng phát triển lực lượng quân đội mạnh và được tăng cường cả về số lượng, chất lượng và trang bị vũ khí. Tiêu biểu như các chiến thuyền. “Theo ghi chép của Trần Phu , sứ giả của nhà Nguyên sang nước ta năm 1292 thì loại chiến thuyền phổ biến nhất của quân đội nhà Trần có 30 mái chèo, dài khoảng 20 mét, rộng hơn 3 mét; thậm chí có những chiến thuyền lên tới 100 mái chèo, dài khoảng 30 mét, rộng hơn 4 mét..; còn xuất hiện những pháo thuyền – đại chiến thuyền hay còn gọi là đại chiến hạm có khả năng đi biển xa” [4, tr. 55 - 56]. Dưới thời Lê sơ kĩ thuật đóng thuyền tiến thêm một bước để đáp ứng yêu cầu chinh phạt và quản lý lãnh thổ ngày một mở rộng. “Để chuẩn bị cho cuộc hành quân đại quy mô gồm hơn 1000 chiến thuyền và 70 vạn tinh binh đánh vào kinh đô Vijaya của vương quốc Chămpa, năm 1471, Lê Thánh Tông đã xuống chiếu cho quân Thuận Hóa ra biển tập thủy chiến, Đến năm 1496, Lê Thánh Tông cũng huy động một đội thuyền chiến tới 5000 chiếc cùng 25 vạn quân tiến đánh Đồ Bàn.” [4, tr. 56].

65

* Sử dụng tài liệu lịch sử làm cơ sở chứng minh cho một luận điểm khoa học để hiểu đúng sự kiện lịch sử. Cụ thể:

- Ở Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI –VIII; khi dạy mục 4: chính quyền ở Đàng Trong, sau khi cung cấp cho học sinh kiến thức: từ thế kỉ XVII, sau khi chiến tranh Trịnh – Nguyễn chấm dứt, lãnh thổ Đàng Trong từng bước được mở rộng vào phía Nam, bao gồm cả vùng đất từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.

Để nhấn mạnh các triều đại phong kiến Việt Nam đều xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và trong biển, đảo có Trường Sa và Hoàng Sa một cách liên tục và hòa bình. Giáo viên cung cấp cho học sinh tư liệu : “con đường mở mang bờ cõi xuống phía Nam của người Việt cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Trong đó, Nhà nước Đại Việt đã

xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục và hòa bình các quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Từ thời Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “Hồng Đức bản đồ” vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt. Các Chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong cũng rất quan tâm quản lý, khai thác, xác lập và bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa. Theo sử sách, việc thành lập đội Hoàng Sa phải có trước hoặc muộn nhất kể từ thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Trong tài liệu “Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá soạn vào khoảng năm Chính Hòa thứ 7(1686), phần bản đồ phủ Thăng Hoa và Phủ Quảng Nam vẽ và ghi rõ: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển”. Đây là một trong những tư liệu quan trọng đầu tiên còn lưu lại được nói về hoạt độngcủa đội Hoàng Sa trên quần đảo Hoàng Sa với tên gọi thuần Việt là Bĩa Cát Vàng”[4, tr. 58]. Trong suốt thời Chúa Nguyễn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn được đặt trong khu vực quản lý hành chính của Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa nhà Lê, thuộc Quảng Ngãi lúc là phủ khi là trấn trong thực tế tự trị của xứ Đàng Trong. Bởi từ khi Nguyễn

66

Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng (1600) cho tới khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa Tuyên Quảng Nam của Đại Việt, do vua Lê trị vì. Do vậy, việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa của các Chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa triều đình Đại Việt. Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định thì đội Hoàng Sa tiếp tục đặt dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn.

Bài 25: Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX; Ở mục 1: xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao : Ở phần này giúp học sinh biết được dưới triều Nguyễn, nhà nước phong kiến tập quyền được xây dựng và củng cố về mặt chính quyền trung ương, về luật pháp, quân đội, đối ngoại. Cùng với việc củng cố về mặt chính quyền, các ông vua triều Nguyễn đã thúc đẩy mạnh mẽ những hoạt động xác lập chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, trong đó có biển, đảo cụ thể là đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đó là: Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, ngay sau khi lên ngôi,vua Gia Long (1803) đã ra chỉ dụ củng cố đội Hoàng Sa. “Năm 1815, vua Gia Long tiếp tục sai đội Hoàng Sa đi đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ Hoàng Sa. Năm1816, vua Gia Long cho cắm cờ quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và sai thủy quân ra đồn trú tại đây để thu thuế và bảo trợ ngư dân đánh cá trong vùng” [35, tr. 87].

Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa, Trường Sa được quy định rõ ràng ghi trong Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 165 cũng như Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ, quyển 221 như sau: “Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước bể nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ đồ bản, chiếu khi khởi hành, đo cửa bể nào ra bể, trông phương hướng mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? lại ở

67

chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào? Và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong họa đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm” [35, tr. 92 - 93].

Việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa dưới triều Nguyễn được thúc đẩy mạnh vào thời Minh Mạng, đồng thời vua Minh Mạng còn cho cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ : “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ ( mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dầy 1 tấc) dựng làm dấu mốc” [35, tr. 95].

Ngoài việc, cung cấp những đoạn tư liệu cụ thể, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm tài liệu tham khảo bằng việc cung cấp tên tài liệu cho học, nguồn tham khảo. Như: những hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải đã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa được các văn bản nhà nước như châu bản của triều Nguyễn cũng như các văn bản chính quyền địa phương như tờ lệnh, tờ tư, bằng cấp…hay trong các tài liệu khác như Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ, Việt Sử cương giám khảo lược, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu cũng đều đề cập đến việc xác lập và thực thi chủ quyền trên đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trên cơ sở những tài liệu lịch sử giáo viên cung cấp cho học về chủ quyền biển đảo Tổ quốc để học sinh tham khảo, đã giúp cho các em không chỉ hiểu sâu về nội dung kiến thức cơ bản của bài mà còn cung cấp cho các em có được những bằng chứng xác thực về việc xác lập chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ rất sớm và thực thi một cách liên tục và hòa bình qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bối cảnh quốc tế đang có những biến động phức tạp, Biển Đông đang “nổi sóng” thì những tài liệu lịch sử trên đã góp phần giáo dục cho học sinh

68

nhận thức được chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói chung, Trường Sa – Hoàng Sa nói riêng đã được cha ông ta xác lập và thực thi chủ quyền bằng xương máu của bao thế hệ. Từ đó các em biết trân trọng những thành quả ông cha ta để lại với đất nước dải đất hình chữ S không chỉ có đất liền mà còn có cả biển, đảo và Biển, đảo là bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc Việt Nam. Từ trân trọng, biết ơn các em sẽ có ý thức trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ khi có những nguy cơ đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc và độc lập dân tộc.

Ví dụ 2: Khi giáo dục cho học sinh ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo viên sử dụng tư liệu lịch sử nhằm cụ thể hóa các sự kiện lịch sử về quá trình khai thác biển và những tiềm năng kinh tế mà biển đem lại cho con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cụ thể:

Ở Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X- XV; Giáo viên khẳng định từ thế kỉ X - XV, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên chính quyền thời Lí, Trần rất quan tâm đến vai trò của nền kinh tế ngoại thương. Khi dạy Mục 3: Mở rộng thương nghiệp: giáo viên khai thác nội dung hoạt động ngoại thương dưới các triều đại phong kiến từ rất sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước Phương Nam đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và miền Trung. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa, ngoài ra còn có cảng Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) đều là những vùng cảng quan trọng. Để giáo dục cho học sinh hiểu rằng, từ thời Lý, Trần đã nhận thấy vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế quốc gia Đại Việt. Giáo viên trích dẫn tư liệu: theo Đại Việt sử kí toàn thư có ghi: “Kỷ Tỵ, năm thứ 10 (1149), Mùa Xuân, tháng hai, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Hạc, Xiêm La vào Hải Đông, xin ở lại buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn

69

để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương” [15, tr. 252]; Và Vân Đồn có nhiều tài nguyên quý: theo tác giả Cao Hùng Trưng trong An Nam chí nguyên chép: “Chân châu do giống trai sinh ra ở bể Vân Đồn, thuộc Tĩnh Yên”, “vùng biển này không chỉ là huyết mạch giao thông trong quân sự, thương mại mà còn đem lại những lợi ích kinh tế” [15, tr. 254].

Sau khi minh họa làm rõ vai trò của hải cảng Vân Đồn trong lịch sử, giáo viên giáo dục học sinh liên hệ thực tiễn cảng Vân Đồn hiện nay vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chiến lược bảo vệ an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước.

Ở Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII. Để giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển, đảo thời chúa Nguyễn không chỉ xác lập chủ quyền lãnh hải mà còn thực thi chủ quyền với việc tổ chức khai thác biển, đảo đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Theo Phủ biên tạp lục

của nhà bác học Lê Quí Đôn đã viết: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ ba tháng nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền tiểu câu ra

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (Trang 61 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)