đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông.
Quá trình nhận thức của học sinh cũng như quá trình nhận thức của loài người bao giờ cũng diễn ra theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”[18, tr.179].
Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật đó. Học sinh cũng phải trải qua các giai đoạn từ nhận thức cảm tính (tri giác về sự kiện, quá trình lịch sử cụ thể để có các biểu tượng) đến nhận thức lí tính (bằng hoạt động tư duy tích cực, độc lập, hình thành tri thức trìu tượng, khái quát) rồi liên hệ thực tiễn để kiểm tra nhận thức. Nhưng do đặc trưng của bộ môn lịch sử là dạy cho học sinh biết và hiểu những sự kiện, hiện
27
tượng đã xảy ra trong quá khứ nên quá trình nhận thức lịch sử của học sinh rất phức tạp và khó khăn. Việc hình thành kiến thức lịch sử là quá trình vận động nhận thức lịch sử của học sinh đi từ chưa biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ và từ biết đến hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện.
Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh ở mỗi cấp học, bậc học cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tâm lí giữ vai trò quan trọng. Đối với học sinh tiểu học các em bắt đầu làm quen với những kiến thức về tự nhiên và về xã hội. Về tình cảm, ở lứa tuổi này các em dần được hình thành về tình yêu gia đình, tình cảm làng xóm, quê hương đất nước...Đây là những cơ sở cho việc hình thành những nhân cách tốt đẹp của các em; Ở lứa tuổi học sinh cấp trung học cơ sở, đây là thời kì quan trọng và phức tạp của mỗi người, là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Vì vậy hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở cũng biến đổi căn bản, việc lĩnh hội tri thức tư duy của học sinh trung học cơ sở phát triển ở mức độ cao hơn học sinh tiểu học. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, các em hầu như chưa hoàn toàn đạt được tư duy lí luận, chưa thể tự định nghĩa được khái niệm và các em cũng chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân mà thường vội kết luận theo cảm tính. Song đây là lứa tuổi bắt đầu hình thành nhân cách, do đó bên cạnh việc cung cấp tri thức khoa học cho học sinh, giáo viên cần chú ý đến việc giáo dục nhân cách để các em phát triển toàn diện.
Đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (nằm trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi) – đây là thời kì phát triển mạnh mẽ và toàn diện về mặt tâm sinh lí cũng như hoạt động xã hội. Học sinh trung học phổ thông có khả năng tư duy lí luận và tư duy trìu tượng một cách độc lập, sáng tạo, năng lực phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa cao. Đặc biệt về tâm lí tình cảm, các em có những thái độ, tình cảm khá kiên định, có quan niệm rõ ràng về các mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này, các em thường say mê tìm hiểu ý nghĩa cuộc đời, đang có khuynh hướng chấp nhận mọi cái chỉ dựa vào lòng tin và đang đam mê so sánh các sự kiện để tìm ra chân lí. Một khi các em tin
28
vào một điều gì đó thì sẵn sàng cống hiến và phấn đấu cho niềm tin đó. Đây là lứa tuổi mà nhân cách học sinh được hoàn thiện, biết đặt ra mục đích và lí tưởng sống, song cũng chịu tác động rất lớn bởi môi trường sống và làm việc bên ngoài. Chính vì xuất phát từ những đặc điểm tâm lí đó, việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và định hướng lí tưởng sống cho các em là điều quan trọng và cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, việc giáo dục những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung và giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc trong đó có ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và trong biển, đảo có Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng càng cấp thiết và có tính chiến lược.