9. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Chất lượng giáo dục các cấp học, ngành học
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên toàn tỉnh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện về mạng lưới, hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đặc biệt chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao và luôn đứng trong top đầu các tỉnh thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước cụ thể:
2.2.5.1. Đối với giáo dục mầm non:
Phát triển Quy mô giáo dục MN tăng nhanh và đều khắp ở tất cả các vùng trong tỉnh; chú trọng phát triển đa dạng hoá các loại hình.Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt; Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tăng 5,6%; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 8,6 % ( giảm 2,1% so với đầu năm học). Triển khai chương trình đổi mới đến 100% trường và 90% số lớp MN. Triển khai đồng bộ các chuyên đề; chú trọng các chuyên đề về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Tổ chức tốt Hội thi GV giỏi, hội thi gia đình & sức khỏe trẻ thơ các cấp. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT đựợc triển khai có chiều
sâu có 163/171 trường ứng dụng CNTT (đạt 95%); 100% trường mầm non nối mạng Internet; có 82,6% GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
2.2.5.2. Đối với giáo dục phổ thông Về giáo dục Tiểu học
- Chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà ổn định ở mức cao: 100% HS được xếp loại thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm; 99,2% được xếp loại từ TB trở lên bộ môn Tiếng Việt; 99% được xếp loại TB trở lên về môn Toán.
- Chất lượng GD mũi nhọn tiếp tục được khẳng định thuộc top đầu trong toàn quốc thông qua các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia: Năm học 2010-2011: Trong kỳ thi Toán tuổi thơ toàn quốc Vĩnh Phúc đạt 01 HCV, 05 HCB; thi Trạng nguyên nhỏ tuổi và viết chữ đẹp toàn quốc Vĩnh Phúc đạt 01 Trạng nguyên, 06 Bảng nhãn, 03 Thám hoa; 06 HCV thi Giao lưu tài năng Tiếng Anh tiểu học toàn quốc; 03 HCB, 07 HCĐ, thi Tiếng Anh cấp Quốc gia trên Internet (Vĩnh Phúc đứng thứ 8/32 tỉnh tham dự ở bảng B)
Về giáo dục trung học
Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà ngày một nâng lên và đạt thứ hạng cao trong toàn quốc.
- Cấp THCS: 96,69% học sinh được xếp loại Khá và Tốt về hạnh kiểm; 96,02% học sinh đạt trung bình trở lên về học lực, trong đó xếp loại Giỏi là
12,55%, Khá: 43,12%.
- Cấp THPT: 98,74% số học sinh được xếp loại hạnh kiểm Khá và Tốt; 94,56% được xếp loại học lực từ trung bình trở lên, trong đó loại Giỏi: 5,23%, Khá: 45,1%. - Chất lượng đại trà được khẳng định rõ nhất qua kết quả thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ theo đề chung của Bộ GD&ĐT. Số học sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ tăng nhanh. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, Vĩnh Phúc đứng thứ 2 trên tổng số 63 tỉnh, thành cả nước (tăng 4 bậc so với năm 2010); có 6 trường THPT của tỉnh được xếp hạng trong tốp 200 trường THPT có chất lượng tuyển sinh tốt nhất cả nước. Kết quả này cũng phản ánh trình độ quản lí,
năng lực giáo viên của ngành đã được nâng lên và người học đã ngày càng được hưởng thụ nhiều hơn những thành quả tốt đẹp do giáo dục đem lại. - Số lượng và chất lượng HSG quốc gia và quốc tế của tỉnh tiếp tục ổn định ở mức cao. Hàng năm, trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia lớp 12 THPT, Vĩnh Phúc có trên 90% số học sinh dự thi đạt giải. Năm học 2010-2011, 58/60 học sinh dự thi đạt giải, tỷ lệ 96,7%, xếp thứ nhất cả nước về tỷ lệ học sinh dự thi đạt giải trong đó 18 giải nhì, 28 giải ba và 12 giải khuyến khích. có 07 học sinh được dự vòng thi chọn đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế.
- Cùng với sự quan tâm đầu tư về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá; công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao, văn nghệ được ngành giáo dục quan tâm và đã thu được nhiều kết quả; Trong năm học 2010-2011 ngành đã tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao, văn nghệ; đã lựa chọn được những học sinh có năng khiếu, có thành tích và thành lập các đội tuyển dự thi HKPĐ toàn quốc năm 2012 và thi Giai điệu tuổi hồng toàn quốc tháng 6/2011. Đặc biệt trong tháng 4 năm 2011 tại giải bóng đá Cúp MiLô Khu vực I gồm 15 tỉnh phía Bắc, đội Bóng đá học sinh TH Vĩnh phúc đạt giải Nhất, đội Bóng đá học sinh THCS đạt giải nhì và được dự thi vòng chung kết toàn quốc tháng 6/2011.
2.2.5.3. Về giáo dục thường xuyên (GDTX)
- Quy mô Bổ túc THPT phát triển ổn định. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 189 lớp với 6.603 học viên trong đó có học nghề là 6.136 học viên chiếm tỷ lệ 93%. Tỷ lệ phổ cập THCS được nâng cao; số thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng THCS đạt tỷ lệ trên 94 %. 100% xã (phường thị trấn) trong tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.