Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 120)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Công tác xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia được Ngành xác định là trục xuyên suốt nhằm chuyển đổi cơ cấu chất lượng các mặt giáo dục. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được gắn với yêu cầu thực hiện chuẩn chất lượng và từng bước chất lượng cao. Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 308 trường CQG (MN: 102; TH: 136; THCS: 71; THPT: 9) nâng tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học tương ứng là: MN: 60%; TH: 77,7% (trong đó có 10 trường đạt chuẩn mức độ 2 chiếm tỷ lệ 5,7%); THCS: 48,3%; THPT: 29,7%.

2.2.4. Tình hình đội ngũ giáo viên và CBQL

Nhận thức rõ đội ngũ CBQL, GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, công tác chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được Ngành thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng theo đúng tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 87-KH/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và được gắn chặt với việc triển khai Chuẩn hiệu trưởng và giáo viên các cấp. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL vững vàng về chính trị, giữ vững phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công lao động cơ bản thực hiện đúng quy trình công khai, dân chủ, quan tâm đến giải pháp nâng cao chất lượng.

100% giáo viên và cán bộ quản lý được tập huấn đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp sử dụng và quản lý đồ dùng dạy học. Các đơn vị giáo dục trong tỉnh đã triển khai chỉ đạo của Sở, tổ chức cho giáo viên tự học, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng; trao đổi thảo luận trong tổ chuyên môn; hầu hết giáo viên đã tiếp cận và áp dụng có hiệu quả nội dung bồi dưỡng vào việc giảng dạy ở nhà trường.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, tổng số cán bộ quản lý và giáo viên trong toàn ngành hiện nay là trên 14.000 người. Cụ thể: Mầm non: 2.822 giáo viên; Tiểu học: 3.734 giáo viên; THCS: 4.070 giáo viên; THPT, TTGDTX: 2.107 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên hiện đang đứng lớp ở các cấp học (Tiểu học: học 2 buổi trên ngày đạt tỷ lệ 1,50 GV/lớp, học một buổi đạt 1,2 GV/lớp; THCS: 1,95 GV/lớp; THPT: 2,43 GV/lớp).

Giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh ở tất cả các ngành học, bậc học: MN 98% (trên chuẩn là 45%); TH 100% (trên chuẩn là 87%); THCS 100% (trên chuẩn là 60%); THPT 100% (trên chuẩn là 24%). Đặc biệt, số giáo viên đã và đang học sau đại học ngày càng tăng, đảm bảo chất

lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của ngành trong những năm tiếp theo. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục.

Nhìn chung đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, có chất lượng và được phân bố cân đối cả về tỉ lệ và cơ cấu bộ môn đến các trường học trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục của địa phương.

Công tác bồi dưỡng CBQL, GV được thực hiện thường xuyên với nhiều nội dung và hình thức phong phú: Đối với GV tập trung vào bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ mà trọng tâm là bồi dưỡng về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN; bồi dưỡng nâng cao khả năng khai thác sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT... Đối với cán bộ QLGD tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí mà trọng tâm là quản lí chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận theo tiêu chuẩn ISO... .

Năm học 2010-2011, Sở GD&ĐT đã mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về nâng cao năng lực quản lý CNTT trong nhà trường, về quản trị mạng cơ bản và nâng cao, về xây dựng website. Cử trên 50 giáo viên tiếng Anh THCS, THPT đi bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tại Philipines. Các nhân viên làm công tác y tế, thư viện, phụ trách thiết bị đồ dùng dạy học được hàng năm đều được tập huấn.

Chủ trương xây dựng “Mỗi nhà trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên” được cụ thể thêm về nội dung của ngành đã đem lại hiệu quả rõ rệt: Cán bộ quản lý, giáo viên đã được quản lý, tổ chức động viên thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, phẩm chất nhà giáo.

Ngành quan tâm tạo điều kiện cho GV đi đào tạo chuẩn hóa và trên chuẩn, nhiều cán bộ, giáo viên đã tích cực tham gia học tập nâng chuẩn đào tạo. Toàn ngành hiện có hơn 600 CBQL, GV đã và đang được đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, góp phần tăng cường đội ngũ giáo viên cốt cán của ngành,

trong đó có nhiều giáo viên tham gia tích cực vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Công tác sử dụng và đãi ngộ đội ngũ được quan tâm đúng mức và kịp thời: các giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành, đúng bộ môn, không có tình trạng dạy chéo ban, làm việc trái nghề nghiệp, các giáo viên có trình độ cao có năng lực ở mỗi cấp học được sử dụng tham gia công tác quản lý từ nhóm, tổ đến cấp trường, cấp phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ngành đã tổ chức tập huấn để triển khai đánh giá chuẩn hiệu trưởng trường trung học, chuẩn giám đốc trung tâm GDTX và chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên và nhân viên trong ngành được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt đối với giáo viên Mầm non.

2.2.5. Chất lượng giáo dục các cấp học, ngành học

Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên toàn tỉnh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện về mạng lưới, hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đặc biệt chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao và luôn đứng trong top đầu các tỉnh thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước cụ thể:

2.2.5.1. Đối với giáo dục mầm non:

Phát triển Quy mô giáo dục MN tăng nhanh và đều khắp ở tất cả các vùng trong tỉnh; chú trọng phát triển đa dạng hoá các loại hình.Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt; Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tăng 5,6%; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 8,6 % ( giảm 2,1% so với đầu năm học). Triển khai chương trình đổi mới đến 100% trường và 90% số lớp MN. Triển khai đồng bộ các chuyên đề; chú trọng các chuyên đề về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Tổ chức tốt Hội thi GV giỏi, hội thi gia đình & sức khỏe trẻ thơ các cấp. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT đựợc triển khai có chiều

sâu có 163/171 trường ứng dụng CNTT (đạt 95%); 100% trường mầm non nối mạng Internet; có 82,6% GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

2.2.5.2. Đối với giáo dục phổ thông Về giáo dục Tiểu học

- Chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà ổn định ở mức cao: 100% HS được xếp loại thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm; 99,2% được xếp loại từ TB trở lên bộ môn Tiếng Việt; 99% được xếp loại TB trở lên về môn Toán.

- Chất lượng GD mũi nhọn tiếp tục được khẳng định thuộc top đầu trong toàn quốc thông qua các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia: Năm học 2010-2011: Trong kỳ thi Toán tuổi thơ toàn quốc Vĩnh Phúc đạt 01 HCV, 05 HCB; thi Trạng nguyên nhỏ tuổi và viết chữ đẹp toàn quốc Vĩnh Phúc đạt 01 Trạng nguyên, 06 Bảng nhãn, 03 Thám hoa; 06 HCV thi Giao lưu tài năng Tiếng Anh tiểu học toàn quốc; 03 HCB, 07 HCĐ, thi Tiếng Anh cấp Quốc gia trên Internet (Vĩnh Phúc đứng thứ 8/32 tỉnh tham dự ở bảng B)

Về giáo dục trung học

Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà ngày một nâng lên và đạt thứ hạng cao trong toàn quốc.

- Cấp THCS: 96,69% học sinh được xếp loại Khá và Tốt về hạnh kiểm; 96,02% học sinh đạt trung bình trở lên về học lực, trong đó xếp loại Giỏi là

12,55%, Khá: 43,12%.

- Cấp THPT: 98,74% số học sinh được xếp loại hạnh kiểm Khá và Tốt; 94,56% được xếp loại học lực từ trung bình trở lên, trong đó loại Giỏi: 5,23%, Khá: 45,1%. - Chất lượng đại trà được khẳng định rõ nhất qua kết quả thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ theo đề chung của Bộ GD&ĐT. Số học sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ tăng nhanh. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, Vĩnh Phúc đứng thứ 2 trên tổng số 63 tỉnh, thành cả nước (tăng 4 bậc so với năm 2010); có 6 trường THPT của tỉnh được xếp hạng trong tốp 200 trường THPT có chất lượng tuyển sinh tốt nhất cả nước. Kết quả này cũng phản ánh trình độ quản lí,

năng lực giáo viên của ngành đã được nâng lên và người học đã ngày càng được hưởng thụ nhiều hơn những thành quả tốt đẹp do giáo dục đem lại. - Số lượng và chất lượng HSG quốc gia và quốc tế của tỉnh tiếp tục ổn định ở mức cao. Hàng năm, trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia lớp 12 THPT, Vĩnh Phúc có trên 90% số học sinh dự thi đạt giải. Năm học 2010-2011, 58/60 học sinh dự thi đạt giải, tỷ lệ 96,7%, xếp thứ nhất cả nước về tỷ lệ học sinh dự thi đạt giải trong đó 18 giải nhì, 28 giải ba và 12 giải khuyến khích. có 07 học sinh được dự vòng thi chọn đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế.

- Cùng với sự quan tâm đầu tư về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá; công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao, văn nghệ được ngành giáo dục quan tâm và đã thu được nhiều kết quả; Trong năm học 2010-2011 ngành đã tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao, văn nghệ; đã lựa chọn được những học sinh có năng khiếu, có thành tích và thành lập các đội tuyển dự thi HKPĐ toàn quốc năm 2012 và thi Giai điệu tuổi hồng toàn quốc tháng 6/2011. Đặc biệt trong tháng 4 năm 2011 tại giải bóng đá Cúp MiLô Khu vực I gồm 15 tỉnh phía Bắc, đội Bóng đá học sinh TH Vĩnh phúc đạt giải Nhất, đội Bóng đá học sinh THCS đạt giải nhì và được dự thi vòng chung kết toàn quốc tháng 6/2011.

2.2.5.3. Về giáo dục thường xuyên (GDTX)

- Quy mô Bổ túc THPT phát triển ổn định. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 189 lớp với 6.603 học viên trong đó có học nghề là 6.136 học viên chiếm tỷ lệ 93%. Tỷ lệ phổ cập THCS được nâng cao; số thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng THCS đạt tỷ lệ trên 94 %. 100% xã (phường thị trấn) trong tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

2.3. Thực trạng về giáo dục cấp THPT tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.1. Quy mô trường, lớp, học sinh

Toàn tỉnh có 37 trường THPT với 846 lớp, 35.536 HS phân bố trên khắp các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong số các trường THPT có

01 trường THCS + THPT, 01 trường Dân tộc nội trú, 01 trường Chuyên.

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, học sinh trong 5 năm gần đây

STT Năm học Số trƣờng Số lớp Số HS 1 2007-2008 44 1.043 48.355 2 2008-2009 38 918 40.799 3 2009-2010 38 906 38.595 4 2010-2011 37 877 37.007 5 2011-2012 37 846 35.536 Nguồn: Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Từ 01/08/2008 do huyện Mê Linh sát nhập về Hà Nội nên số trường, lớp, HS đều có sự giảm đột ngột về số lượng (Giảm 06 trường, 125 lớp, 7.556 HS). Trong 4 năm tiếp theo cấp THPT tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục giảm về số lượng: Số trường học giảm 01 (Trường THPT Dân lập), số lớp giảm 72, số HS giảm 5.263. Số lớp giảm, số HS giảm nhưng số trường hầu như không đổi. Ta có thể mô hình hóa các số liệu trên bằng các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Số lượng lớp học giảm dần từ năm 2007-2008 đến năm 2011- 2012 Năm học 1043 918 906 877 846 0 200 400 600 800 1000 1200 S ố lớ p 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012

Biểu đồ 2.2: Số lượng HS giảm dần từ năm 2007-2008 đến năm 2011-2012 48355 40799 38595 37007 35536 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Năm học S l ư ng họ c si nh 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012

Số học sinh giảm dần là do tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt các chính sách về dân số, tỷ lệ sinh con hằng năm giảm, do đó, số lượng HS giảm dần dẫn đến số lớp học cũng giảm dần. Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều được đặt ở vị trí thuận tiện giao thông, đảm bảo cảnh quan, môi trường sư phạm. Diện tích bình quân đạt 20,2m2

/1 HS. Trong tổng số 37 trường THPT có 01 trường THPT chuyên, 01 trường THPT DTNT, 01 trường THPT có nhiều cấp học (THCS + THPT); có 11 trường hạng 1, 18 trường hạng 2, 08 trường hạng 3. Số lượng HS, GV, ở các trường THPT đầu năm học 2011-2012 được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Quy mô lớp học, HS, GV trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc đầu năm 2011-2012 TT Tên trƣờng THPT Số lớp Số HS Tỷ lệ HS/lớp Số GV Tỷ lệ GV/lớp 1 THPT Chuyên 30 903 30,10 82 2,73 2 THPT Trần Phú 35 1.502 30,06 77 2,20 3 THPT Vĩnh Yên 21 934 44,48 52 2,48 4 THPT Nguyễn Thái Học 20 790 39,50 50 2,50 5 THPT Tam Đảo 27 1.073 39,74 67 2,48

6 THPT Tam Đảo 2 20 788 39,40 48 2,40 7 THPT Tam Dương 33 1.439 43,61 80 2,42 8 THPT Tam Dương 2 18 692 38,44 42 2,33 9 THPT Trần Hưng Đạo 19 724 38,11 44 2,32 10 THPT Bình Xuyên 33 1.487 45,06 82 2,48 11 THPT Quang Hà 24 1.049 43,71 59 2,46 12 THPT Nguyễn Duy Thì 11 386 35,09 32 2,91 13 THPT Võ Thị Sáu 20 806 40,30 50 2,50 14 THPT Xuân Hoà 24 1.084 45,17 57 2,38 15 THPT Bến Tre 24 1.059 44,13 65 2,71 16 THPT Phúc Yên 12 494 41,17 40 3,33 17 THPT Yên Lạc 33 1.497 45,36 74 2,24 18 THPT Yên Lạc 2 32 1.429 44,66 67 2,09 19 THPT Đồng Đậu 25 1.119 44,76 52 2,08 20 THPT Phạm Công Bình 21 866 41,24 66 3,14 21 THPT Lê Xoay 33 1.491 45,18 74 2,24

22 THPT Nguyễn Viết Xuân 31 1.361 43,90 72 2,32

23 THPT Đội Cấn 32 1.399 43,72 74 2,31 24 THPT Vĩnh Tường 24 960 40,0 56 2,33 25 THPT Hồ Xuân Hương 16 616 38,50 42 2,63 26 THPT Nguyễn Thị Giang 18 728 40,44 45 2,50 27 THPT Ngô Gia Tự 33 1.460 44,24 76 2,30 28 THPT Liễn Sơn 24 1.075 44,79 52 2,17 29 THPT Trần Nguyên Hãn 20 870 43,50 49 2,45 30 THPT Văn Quán 17 665 39,12 39 2,29 31 THPT Thái Hoà 11 397 36,09 31 2,82 32 THPT Triệu Thái 22 949 43,14 55 2,50 33 THPT Sáng Sơn 22 936 42,55 48 2,18 34 THPT Bình Sơn 30 1318 43,90 64 2,13 35 THPT Hai Bà Trưng 12 506 42,17 52 4,33 36 THPT Sông Lô 4 177 44,25 5 1,25 37 THPT DTNT tỉnh 15 507 33,80 39 2,60 TỔNG CỘNG 846 35.536 42,01 2.059 2,43 Nguồn: Phòng KH-TC, phòng TCCB Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Qua bảng trên ta thấy số lượng GV và CBQL được bố trí tương đối phù hợp với số lượng các lớp học của các trường trong tỉnh.

Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà ngày một nâng lên và đạt thứ hạng cao trong toàn quốc. Năm học 2010-2011 toàn cấp học có: 98,74% số học sinh được xếp loại hạnh kiểm Khá và Tốt; 94,56% được xếp loại học lực từ trung bình trở lên, trong đó loại Giỏi: 5,23%, Khá: 45,1%, tỷ lệ HS yếu kếm giảm, không có HS ngồi nhầm lớp.

Chất lượng đại trà được khẳng định rõ nhất qua kết quả thi Tuyển sinh vào ĐH-CĐ theo đề chung của Bộ GD&ĐT. Số học sinh trúng tuyển vào các trường ĐH - CĐ tăng nhanh. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, Vĩnh Phúc đứng thứ 2 trên tổng số 63 tỉnh, thành cả nước (tăng 4 bậc so với năm 2010); có 6 trường THPT của tỉnh được xếp hạng trong tốp 200 trường THPT có chất

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)