Vai trò là tuyên truyền viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.7. Vai trò là tuyên truyền viên

Người CBQL trường THPT phải là một tuyên truyền viên trong giáo dục bằng cách giúp cho các nhà giáo dục khác thực hiện được vai trò của mình một cách tốt nhất nhằm tăng cường công bằng xã hội và điều kiện tiếp cận bình đẳng với giáo dục cho mọi trẻ em.

Theo PGS-TS Đặng Quốc Bảo thì người CBQLGD có 10 sứ mệnh sau: - Là người xây dựng tầm nhìn phát triển nhà trường.

- Là người chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học

- Là chuyên gia đánh giá giáo viên, học sinh về kết quả dạy học - Là người chấp hành chỉ thị của cấp trên

- Là người liên hệ chủ yếu với cộng đồng (đại diện cho nhà trường trước đời sống cộng đồng)

- Là chuyên gia quan hệ công chúng trong đời sống nhà trường - Là người chịu trách nhiệm về ngân sách nhà trường

- Là người chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường - Là người tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp - hoạt động ngoại khoá của nhà trường

- Là chuyên gia giám sát việc thực hiện luật pháp, hiện thực hoá các sáng kiến giáo dục, dạy học. [1]

Philip Yeo - Viện trưởng giáo dục Singapore thì nhấn mạnh: Quản lý nhà trường trong nền kinh tế mới đòi hỏi người quản lý phải có văn hoá quản lý mới. Đó là tiếng gọi thiêng liêng cao cả, bởi hiện nay nhà trường đào tạo ra những con người mới, nguồn nhân lực mới, thế hệ quản lý mới cho nền kinh tế mới - Kinh tế tri thức [14] và theo ông thì :

- Người quản lý nhà trường mới phải chứng tỏ họ có thể xử lý thông tin tốt. Kiến thức là thông tin đã được xử lý, chắt lọc, được liên hệ với những thông tin khác nhau để cho nó hữu dụng hơn với mục tiêu quản lý. Người quản lý nhà

trường mới không chỉ biết chế biến thông tin thành kiến thức mà còn phải biết áp dụng nó tốt hơn bất kỳ ai.

- Người quản lý nhà trường mới phải biết giá trị tương tác giữa các con người luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận của tập thể sư phạm. Do đó người quản lý nhà trường phải kiến thiết một mạng lưới giao tiếp tốt trong đời sống chung của nhà trường.

- Người quản lý nhà trường mới phải là người biết phát hiện, phân biệt nhanh giải pháp tốt, giải pháp dở, phải biết thực hiện nhanh một giải pháp tốt, một khi đã xác định được nó. Phải luôn biết canh tân và ủng hộ cho các sự canh tân giáo dục đào tạo.

- Người quản lý nhà trường mới phải biết huy động được cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, đặc biệt huy động được nguồn lực tổng hợp của cộng đồng.

- Người quản lý nhà trường mới vừa phải là người biết kiên nhẫn lắng nghe, biết dân chủ song đòi hỏi phải có sự quyết đoán, ra quyết định dứt khoát và hành động nhanh.

- Người quản lý nhà trường mới phải biết gợi ý, thuyết phục người khác. Tuỳ tình huống quản lý có lúc phải là chim đầu đàn, có lúc phải lùi về sau làm tầu đẩy cho tập thể tiến lên.

- Người quản lý nhà trường mới phải xây dựng được các cộng sự chân thực, muốn vậy phải giữ được sự chuẩn mực cao về tính trung thực và liêm khiết, phải biết khiêm nhường, biết thừa nhận đóng góp của người khác.

- Người quản lý nhà trường mới phải thực hiện tốt quản lý thu phục nhân tâm, biết động viên người dưới quyền làm việc, biết khuyến khích các tài năng, bảo đảm sự liên tục trong chỉ đạo, biết cách duy trì và phát triển tổ chức ngay cả khi quyền quản lý chuyển tới người kế nhiệm.

- Người quản lý nhà trường mới cần phấn đấu là người có kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt của quá trình sư phạm giáo dục.

- Người quản lý nhà trường mới phải có tư duy chiến lược tốt, biết kết hợp trước mắt với lâu dài, biết quản lý trong thay đổi, không né tránh mâu thuẫn, biết tìm ra mâu thuẫn và có cách hoá giải mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)