Phát triển năng lực cá nhân CBQL trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 120)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.3. Phát triển năng lực cá nhân CBQL trường THPT

Phát triển chất lượng đội ngũ CBQL còn là phát triển về phẩm chất đạo đức và năng lực của người cán bộ, là làm cho người CBQL nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý.

Năng lực quản lý là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân phức tạp của chủ thể quản lý phù hợp với các yêu cầu của hoạt động quản lý. Do đó, phát triển năng lực CBQL cần đảm bảo mục đích sử dụng đúng người, đúng

việc; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để người CBQL có khả năng thực hiện những nhiệm vụ, công việc và giải quyết những tình huống nảy sinh trong hoạt động quản lý một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra.

Năng lực quản lý muốn nói đến tri thức, kỹ năng và các phẩm chất giúp CBQL đạt kết quả tốt trong công tác quản lý. Nói đến năng lực là muốn nói đến cái tài của người quản lý. Vì thế, một người CBQL giỏi phải là người “vừa có đức, vừa có tài”, “vừa có tài và vừa có tầm”.

CBQL trường THPT phải là người có lối sống văn hóa, có đạo đức, tuân thủ hiến pháp, pháp luật, biết thu phục lòng người, tập hợp được tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường thành một khối đoàn kết nhất trí cùng nhau phấn đấu để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường. Cần chú ý quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật, vì vậy, năng lực quản lý mới chỉ là những điều kiện cơ bản, cần thiết của người CBQL. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người CBQL trường THPT còn cần phải có nghệ thuật quản lý.

Trong điều kiện có nhiều biến động như hiện nay thì năng lực quản lý của CBQL cũng cần thay đổi (năng lực quản lý sự thay đổi) nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của công tác quản lý trường học. Do đó, trên cơ sở những quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, kết hợp với phân tích các chức năng nhiệm vụ của người CBQL trong lý luận quản lý nhà trường và thực tiễn quản lý ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi xin nêu lên các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức và kỹ năng cần thiết sau đây:

1.5.3.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống và tác phong làm việc

Người CBQL trong thời đại mới cần đạt được những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp sau đây:

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương; - Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; Có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.

Về đạo đức nghề nghiệp:

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực;

- Không lợi dụng chứ c vu ̣ vì mu ̣c đích vu ̣ lợi , đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường.

Về lối sống: Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập.

Về tác phong làm việc: Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.

Về giao tiếp, ứng xử: Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.

1.5.3.2. Yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

- Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo du ̣c phổ thông.

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học; Nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý;

- Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực; Có ý thức , tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư ph ạm thành tổ chức học tập, sáng tạo.

- Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số);

- Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc.

1.5.3.3. Yêu cầu về năng lực quản lí nhà trường

Năng lực quản lý nhà trường là năng lực rất quan trọng đối với mỗi CBQL trường học nói chung và CBQL trường THPT nói riêng. Năng lực quản lý nhà trường gồm:

- Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương, nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục để từ đó phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường.

- Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường; Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường ; công khai mu ̣c tiêu, chương trình giáo du ̣c, kết quả đánh giá chất lượng giáo du ̣c và hê ̣ thống văn bằng , chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuâ ̣n và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường.

- Xác định được các mục tiêu ưu tiên; Thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; Hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của các thầy cô giáo; đô ̣ng viên, khích lệ mọi thành viên trong nhà trường tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

- Chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

- Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhà trường phù hợp với tầm nhìn chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường.

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả; Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên; Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường;

- Động viên đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ ở cơ sở , xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên, cán bộ và nhân viên. - Tuyển sinh, tiếp nhận học sinh đúng quy định , làm tốt công tác quản lý học sinh; Thực hiện chương trình các môn học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đạt kết quả học tập cao trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo các quy định hiện hành;

- Tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của từng giáo viên, của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm của trường; Thực hiện giáo dục toàn diện , phát triển tối đa tiềm năng của người ho ̣c, để mỗi học sinh có phẩm chất đạo đức làm nền tảng cho một công dân tốt, có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tiềm năng sẵn có của mình và nhu cầu của xã hội.

- Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định;

- Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.

- Xây dựng nếp sống văn hoá và môi trường sư phạm; Tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn và lành mạnh;

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình học sinh để đa ̣t hiê ̣u quả trong hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c của nhà trường ; Tổ chức, phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng trong cộng đồng xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin, giá trị đạo đức, văn hoá và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

- Xây dựng và cải tiến các quy trình hoạt động , thủ tục hành chính của nhà trường; Quản lý hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định.

- Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua ; Động viên, khích lệ, trân trọng và đánh giá đúng thành tích của cán bộ , giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.

- Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục; Ứng dụng có kết quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học; Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Hợp tác và chia sẻ thông tin về kinh nghiệm lãnh đạo , quản lý với các cơ sở giáo dục, cá nhân và tổ chức khác để hỗ trợ phát triển nhà trường; Thông tin, báo cáo các lĩnh vực hoạt động của nhà trường đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định.

- Tổ chứ c đánh giá khách quan , khoa học, công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, kết quả công tác, rèn luyện của giáo viên, cán bộ, nhân viên và lãnh đạo nhà trường; Thực hiện tự đánh giá nhà trường và chấp hành kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.

Kết luận chƣơng 1

1. Quản lý trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là một vấn đề cấp thiết, người CBQL phải được trang bị những tri thức về khoa học quản lý, đặc biệt phải được rèn luyện những kỹ năng quản lý, các phẩm chất của người quản lý tạo thành năng lực quản lý, giúp CBQL hoàn thành có kết quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cương vị quản lý trường học.

2. Đội ngũ CBQL trường THPT chính là những người tổ chức và chỉ đạo thực hiện tất cả các hoạt động của nhà trường nhằm đào tạo một cách toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do đó phát triển đội ngũ này là góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo và góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

3. Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là phát triển về cơ cấu và chất lượng đội ngũ này. Về cơ cấu đội ngũ CBQL cần đảm bảo sự cân đối về giới tính, tuổi tác, dân tộc. Về chất lượng đội ngũ CBQL chính là năng lực cá nhân, trong đó phẩm chất đạo đức chính trị và các kỹ năng quản lý là vấn đề trọng tâm.

4. Cần tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT, sử dụng, đãi ngộ một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở đỉnh châu thổ sông Hồng, khoảng giữa miền Bắc Việt Nam, là vùng chuyển tiếp giữa các tỉnh miền núi Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Phía Đông và Nam giáp Hà nội; phía Tây giáp Phú Thọ; phía Bắc giáp Tuyên Quang và Thái Nguyên. Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược quan trọng, là phên dậu và cửa ngõ của thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện (trong đó có 3 huyện miền núi) với dân số khoảng 1,03 triệu người, diện tích tự nhiên: 1.231,76km2.

Địa hình Vĩnh Phúc có ba vùng rõ rệt: Vùng núi phía Bắc, giáp các huyện rừng núi Tuyên Quang, Thái Nguyên, với hai dãy núi lớn là Tam Đảo và Sáng Sơn; vùng đồng bằng phía Nam và vùng đồi gò xen kẽ từ Đông sang Tây nằm giữa hai vùng trên.

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đường bộ (Quốc lộ 2, 2B, 2C), đường sắt (Hà Nội – Lào Cai), đường thuỷ (sông Hồng, sông Lô) thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có số dân khoảng 1,03 triệu người trong đó phần lớn là nông thôn (chiếm 77,6%). Mật độ dân số khá cao: 824 người/km2 (theo số liệu thống kê năm 2009). Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 95,72%, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái....

Cộng đồng xã hội dân cư Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hoá ưu việt. Các giá trị văn hoá truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng,

cùng với nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn như hệ thống các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực... đã tạo nên nền tảng cơ sở vững chắc để phát triển nhanh, bền vững mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo của tỉnh. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cần cù, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo là nguồn động lực cơ bản để phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, xã hội và giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc bộ đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội với đặc trưng là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005-2010), mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng phấn đấu đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội. Kinh tế tăng trưởng cao, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt hơn 1.600 USD, gấp 3,4 lần so với năm 2005 và cao hơn bình quân của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm hơn 86%. Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp giảm dần, nhưng sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn tăng khá, công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng khẳng định rõ vai trò nền tảng của nền kinh tế; dịch vụ phát triển khá. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, với 80% là nguồn thu nội địa. Từ năm 2009 Vĩnh Phúc đã tham gia câu lạc bộ trên 10 nghìn tỷ đồng. [34, tr112]

Theo kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng trong tổng GDP của tỉnh ước thực hiện năm 2010 là 56,03%, dự

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)