Những khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 120)

9. Cấu trúc luận văn

2.6.4.Những khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường

Thế kỷ XXI là thế kỷ toàn cầu chuyển bước sang nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức hay còn gọi là nền kinh tế thông tin, kinh tế mạng. Thể hiện rõ nét nhất trong nền kinh tế này là nền khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trên toàn thế giới phát triển mạnh trong đó nền giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đảng và Nhà nước đã và đang coi Giáo dục & đào tạo là quốc sách hàng đầu, các cấp chính quyền đều tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển cho giáo dục.

Trong những năm gần đây kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển nhanh và mạnh, duy trì ở tốc độ cao. Trên cơ sở đó, với sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, được sự tích cực hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức trong tỉnh, giáo dục và đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực trong tỉnh. Bên cạnh đó người dân Vĩnh Phúc có truyền thống hiếu học, chịu khó, có ý thức chăm lo, quan tâm đến giáo dục. Đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn vững vàng. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.

2.6.4. Những khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp những khó khăn sau:

- Việc xã hội hóa giáo giục, huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị.

- Việc thực hiện các chính sách, chế độ còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn về mặt thủ tục hành chính. Việc quản lý và phát triển nhân sự còn mang tính cục bộ, địa phương.

Kết luận chƣơng 2

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQLtrường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thấy:

1. Trong những năm qua công tác này đã được quan tâm thực hiện với những mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ CBQL vẫn còn những điểm hạn chế, những mặt yếu.

2. Để khắc phục những điểm hạn chế, những mặt tồn tại, phát huy những mặt mạnh, ngành giáo dục cần phải triển khai các kế hoạch, định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Cần phải có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL phù hợp, kịp thời để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THPT trong tỉnh nói riêng.

CHƢƠNG 3.

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Cơ sở định hƣớng đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ quản lý giáo dục THPT tỉnh Vĩnh phúc

Căn cứ vào các văn bản về giáo dục và xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục của Đảng, Nhà nước như:

- Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 Khoá IX đã chỉ ra một trong 5 giải pháp để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện.

- Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư, QĐ 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục”.

- Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV (nhiệm kỳ 2011- 2015).

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển GD&ĐT Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Căn cứ vào thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản lý một cách khoa học, tiếp cận với phương thức quản lý trường học hiện đại trên thế giới theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.

Dựa trên các căn cứ nêu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp đề xuất tuân theo các nguyên tắc sau:

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ quản lý giáo dục THPT tỉnh Vĩnh phúc THPT tỉnh Vĩnh phúc

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

- Các biện pháp phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong giai đoạn hiện nay và đến 2020.

- Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL phải đặt trong hệ thống quản lý trường học, quản lý tập thể sư phạm.

- Các biện pháp bao quát các bình diện của phát triển đội ngũ CBQL như quy hoạch đội ngũ, bồi dưỡng đạo đức và năng lực cho đội ngũ CBQL, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh đội ngũ CBQL….

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

- Các biện pháp phải sát với thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và từng huyện, thị trên địa bàn tỉnh nói riêng. - Các biện pháp đề xuất phải chú ý đến thực trạng quản lý giáo dục của Sở GD&ĐT, chính quyền và trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Những biện pháp đề xuất phải nhắm vào những điểm yếu trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

- Các biện pháp đề ra được thực hiện trên cơ sở khai thác, tận dụng các nguồn lực của Nhà nước, của ngành và của cộng đồng xã hội một cách hiệu quả nhất, đảm bảo huy động được đông đảo sự tham gia tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng địa phương.

- Các biện pháp đề xuất mang tính cụ thể, chỉ rõ hướng thực hiện trong thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

- Các biện pháp đề xuất khi vận dụng phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT trên các bình diện như cơ cấu, tuổi, giới tính, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL.

- Đội ngũ CBQL khi được phát triển theo các biện pháp phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

- Các biện pháp đề xuất khi thực hiện không đòi hỏi chi phí cao về thời gian, công sức và tiền bạc của CBQL, của nhà trường và của ngành giáo dục.

3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT tỉnh Vĩnh Phúc Phúc

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT

3.3.1.1. Mục đích của biện pháp

- Chủ động trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng kịp thời yêu cầu về đội ngũ CBQL trường THPT trong hiện tại và tương lai.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Phát triển đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL; tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, công tác; phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục THPT.

- Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT theo chu kì 3-5 năm làm cơ sở để điều chỉnh cơ cấu, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm trong đội ngũ CBQL trường THPT.

- Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải căn cứ vào các kết quả thu được từ thực trạng khảo sát đội ngũ CBQL trường THPT, kết hợp với dự án “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2011-2015 và định hướng đến năm 2020” để đưa ra dự báo.

- Xác định mục tiêu chung và mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. - Lập kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, trong đó các phương án tổ chức thực hiện quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm cụ thể cho từng năm học, từng giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL trường THPT vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo về cơ cấu như giới tính, độ tuổi, dân tộc và thâm niên công tác nhằm đảm bảo tính kế thừa.

- Tổ chức thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo trường THPT (nếu có thể) trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và cạnh tranh, khuyến khích cán bộ, giáo viên có tuổi đời trẻ, năng động, có năng lực và trong diện quy hoạch tham gia. Cần huy động thêm nguồn lực cán bộ, giáo viên từ các trường đăng ký thi tuyển nhằm khắc phục tình trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khép kín trong từng nhà trường, địa phương.

- Thực hiện luân chuyển CBQL giữa các trường phổ thông trong cùng bậc học, giữa các trường ở vùng thuận lợi sang trường ở vùng khó khăn nhằm bổ sung CBQL còn thiếu, tăng cường hiệu quả quản lý tạo sự đồng đều về chất lượng giáo dục giữa các trường, đây cũng là cách thử thách, rèn luyện trước khi quyết định chọn lựa họ vào những vị trí quan trọng hơn.

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển CBQL trường THPT một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, chủ động. Thực hiện luân chuyển dựa trên phẩm chất, năng lực của mỗi người CBQL phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Sau mỗi năm học cần nhận xét, đánh giá về cán bộ được luân chuyển, không luân chuyển CBQL bị kỷ luật từ trường này sang làm CBQL ở trường khác.

- Miễn nhiệm những CBQL có sức khỏe yếu, năng lực kém, CBQL có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, không còn uy tín đối với tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh, địa phương.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, luân chuyển, miễn nhiệm sẽ tạo được sự đồng bộ về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường học, góp phần làm trong sạch bộ máy quản lý giáo dục, tạo niềm tin cho tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách, giúp CBQL phấn đấu ngày càng tốt hơn.

3.3.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo các trường THPT, Phòng Tổ chức cán bộ, các bộ phận tham mưu thuộc Sở GD&ĐT phải thống nhất xây dựng được các tiêu chuẩn đối với đội ngũ CBQL và đối tượng trong diện quy hoạch dự nguồn CBQL.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL và kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THPT nói riêng và toàn ngành nói chung cụ thể cho từng năm học, từng giai đoạn từ nay đến năm 2020. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh bổ sung đối tượng trong diện quy hoạch.

3.3.2. Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm miễn nhiệm

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn đội ngũ CBQL trường THPT nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường THPT và động viên, thúc đẩy sự phát triển của cán bộ, giáo viên, do đó công việc này phải đảm bảo thực hiện được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo nhu cầu về số lượng và chất lượng CBQL của từng trường. - Lựa chọn được những người tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất. - Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của tập thể cán bộ, giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Động viên, khuyến khích những người tốt, chọn lọc những cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn.

- Những CBQL đã hết một nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở các nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục trong các nhà trường

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Về công tác tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm CBQL ở các trường THPT:

Để có được đội ngũ CBQL có đầy đủ các phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực làm việc, Sở GD&ĐT phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn đối với đội ngũ CBQL và đối tượng trong diện quy hoạch dự nguồn CBQL.

Căn cứ vào nhu cầu của các nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL sẵn có để làm cơ sở cho việc chọn lựa, tuyển chọn và bổ nhiệm sau này. Danh sách cán bộ, giáo viên trong diện quy hoạch phải được tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ cơ sở bằng hình thức lấy phiếu thăm dò tạo nguồn trong các hội nghị cấp cơ sở: cấp uỷ, chi bộ Đảng, hội đồng sư phạm các trường THPT.

Về công tác bổ nhiệm CBQL trường THPT:

- Thời hạn bổ nhiệm: Mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm.

- Điều kiện bổ nhiệm:

+ Đạt tiêu chuẩn chung của CBQL và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Điều lệ trường phổ thông, theo luật giáo dục và các quy định khác của Đảng và Nhà nước đối với CBQL.

+ Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định. - Tuổi bổ nhiệm:

+ Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;

+ Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;

+ Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.

- Trình tự bổ nhiệm:

+ Trường THPT có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trình Sở GD&ĐT phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.

+ Sau khi được Sở GD&ĐT đồng ý, lãnh đạo trường THPT đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

++ Đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hiệu trưởng và Ban giám hiệu đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong đơn vị. Bước 2: Tập thể Ban giám hiệu thảo luận, lựa chọn giới

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 120)