Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92 - 95)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL có vai trò rất quan trọng đối với các cấp quản lý. Thực tế đã chứng minh: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những tồn tại, hạn chế cũng như các nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp, những quyết định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện ra các mối liên hệ ngược để điều chỉnh nội dung, phương pháp tốt hơn. Thanh tra, kiểm tra nhằm tác động

đến hành vi của CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra mà không có đánh giá thì coi như không có thanh tra, kiểm tra. Thông qua thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình luân chuyển, bổ nhiệm lại CBQL được chính xác và khách quan hơn. Đánh giá xếp loại CBQL trường THPT để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với CBQL.

3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện Đối với công tác thanh tra, kiểm tra: Theo thông tư số 43-2006/TT-BGD& ĐT ngày 20/20/2006 của Bộ GD& ĐT về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra: Theo thông tư số 43-2006/TT-BGD& ĐT ngày 20/20/2006 của Bộ GD& ĐT về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo thì thì hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chủ yếu chỉ tập trung vào các nội dung sau:

- Quản lý cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học: tuyển dụng; quản lý hồ sơ nhà giáo, cán bộ, nhân viên, người học; việc bố trí, sử dụng; kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo;

- Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục;

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản: hồ sơ, sổ sách; thu chi và sử dụng các nguồn tài chính; đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản

tài sản công; Bên cạnh các nội dung được chú trọng nêu trên thì các nội dung khác như: - Xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch nghiên cứu khoa học,

- Xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội; Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; - Công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục; Phối hợp công tác giữa cơ sở giáo

- Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo và các nhiệm vụ khác được giao vẫn còn bị xem nhẹ, thậm chí là không kiểm tra hoặc nếu có kiểm tra thì chỉ qua loa, chiếu lệ. Thậm chí ngay cả trình tự, thủ tục thanh tra cũng không được thực hiện theo đúng quy trình đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá sau thanh tra vẫn còn hạn chế, chưa có kế hoạch chỉ đạo theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra, việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại của cơ sở giáo dục.

Theo tôi trong bối cánh nền giáo dục hiện nay, trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành giáo dục thì nhất thiết chúng ta phải thực hiện thật tốt công tác thanh tra, kiểm tra, không nên chú trọng mặt này, xem nhẹ mặt kia. Phải thực hiện đồng bộ tất cả các khâu, các nội dung. Bên cạnh đó chúng ta nên đưa thêm tiêu chí thanh kiểm tra về việc phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt tiêu cực của môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường; việc thiết lập, điều hành và sử dụng hệ thống thông tin, truyền thông, việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục. Bên cạnh đó cũng nên đa dạng hoá các hình thức thanh tra, kiểm tra như thanh tra, kiểm tra thường xuyên, thanh tra, kiểm tra định kỳ; thanh tra, kiểm tra đột xuất. Công tác thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, dân chủ và hiệu

quả, Thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ thanh tra.

Đối với công tác đánh giá: Để việc đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL trường THPT được toàn diện, trên cơ sở của Quy định chuẩn hiệu trưởng, chúng tôi đưa ra các nội dung cần đánh giá như sau:

1. Phẩm chất chính trị; 2. Đạo đức nghề nghiệp; 3. Lối sống; 4. Tác phong làm việc; 5. Giao tiếp, ứng xử; 6. Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông; 7. Trình độ chuyên môn; 8. Nghiệp vụ sư phạm; 9. Tự học và sáng tạo 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin; 11. Phân tích và dự báo; 12. Tầm nhìn chiến lược; 13. Thiết kế và định hướng triển khai;

14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới; 15. Lập kế hoạch hoạt động;16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ; 17. Quản lý hoạt động dạy học; 18. Quản lý tài chính và tài sản nhà trường; 19. Phát triển môi trường giáo dục; 20. Quản lý hành chính; 21. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng; 22. Xây dựng hệ thống thông tin; 23. Kiểm tra đánh giá

3.3.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Phòng Thanh tra Sở GD&ĐT phải xây dựng đội ngũ Cán bộ thanh tra chuyên trách, thanh tra kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ này.

- Không ngừng cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá và đặc biệt là phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, dân chủ và hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)