9. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT
3.3.3.1. Mục đích của biện pháp
Quản lý là một nghề và để trở thành người quản lý giỏi, năng động, sáng tạo trong quá trình quản lý, thì nhất thiết người CBQL phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc nghiệp vụ quản lý. Hay nói cách khác người CBQL phải có trình độ khoa học về quản lý cũng như nghệ thuật quản lý. Công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL về mọi mặt, bao gồm cả bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp... vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
3.3.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện
Mặc dù Sở GD&ĐT đã thực hiện tổ chức cho CBQL trường THPT đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhưng công tác này vẫn còn nhiều
bất cập, hạn chế. Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT và đội ngũ CB, GV trong quy hoạch nguồn CBQL. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng cụ thể là:
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng giai cấp, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước.
- Nâng cao nhận thức về đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tác phong chuẩn mực của người CBQL.
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (từ trung cấp trở lên) cho đội ngũ CBQL trường THPT và cán bộ trong quy hoạch bằng các hình thức chính quy tập trung và không tập trung.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo các hình thức tập trung, tự bồi dưỡng các chuyên đề về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm củng cố niềm tin vào con đường đi lên CNXH trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
- Bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp, nhận thức đúng đắn về công tác quản lý, về trách nhiệm của mình trước cấp trên, cán bộ, giáo viên, học sinh và xã hội, nắm vững quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục toàn diện. Xây dựng niềm tin nghề nghiệp và lý tưởng cách mạng, thực hiện phê bình và tự phê bình, biết tự phấn đấu điều chỉnh bản thân cho tốt hơn, có ý chí vượt khó, nhẫn nại, kiên quyết đấu tranh với sai trái.
- Hình thành ở người CBQL lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, ý thức tập thể, kiên quyết đấu tranh với sai trái, đặt lợi ích chung của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Có đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực, dân chủ, thể hiện vai trò đầu tàu gương mẫu cho tập thể nhà trường và cộng đồng địa phương.
- Nâng cao năng lực quản lý thông qua việc rèn luyện các kỹ năng để thực hiện tốt vai trò của người CBQL trường học, hoàn thành nhiệm vụ theo Điều lệ trường phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, góp
phần phát triển cộng đồng.
- Làm cho đội ngũ CBQL thích ứng với sự thay đổi và phát triển của giáo dục và quản lý giáo dục trong giai đoạn mới, có đủ tự tin khi quyết định thực hiện các chương trình mục tiêu và lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực giáo dục.
- Bồi dưỡng các tri thức về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là những tri thức quản lý mới trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cho CBQL trường THPT.
- Xác định đúng, đủ các kỹ năng quản lý, đặc biệt các kỹ năng quản lý quan trọng nhưng còn yếu khi vận dụng trong thực tiễn quản lý trường THPT. - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý như kỹ năng lập kế hoạch và giám sát đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, kỹ năng quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên. Các kỹ năng về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp, chủ động sáng tạo thực hiện ý tưởng và sáng kiến mới, kỹ năng chỉ đạo chuyên môn, thu thập và xử lý thông tin để ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý hiện đại. - Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cơ bản và chuyên ngành cho CBQL trường học, đảm bảo họ có khả năng giao tiếp và tự học tập nâng cao trình độ, có khả năng nghiên cứu tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác quản lý của bản thân. Bồi dưỡng cách thức thực hiện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học trong thực tiễn công tác quản lý trường THPT.
- Tạo điều kiện để cho CBQL phát huy vai trò chủ động tích cực, sáng tạo rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn công tác bằng cách tăng cường quyền quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh để kịp thời những sai lệch trong khi thực hiện các kỹ năng quản lý. Phát hiện, phát huy những ưu điểm, tìm nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém khi vận dụng các kỹ năng quản lý để khắc phục, sửa chữa.
- Tạo điều kiện về thời gian và có chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm khuyến khích CBQL tham gia đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập. Ưu tiên sử dụng các nguồn đầu tư ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức, đoàn thể và các lực lượng xã hội khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Yêu cầu CBQL vận dụng những kiến thức về kỹ năng quản lý trong thực tiễn quản lý tại trường THPT, có kiểm tra, đánh giá kết quả vận dụng.
- Thành tích vận dụng các kỹ năng quản lý được đưa vào xem xét, xếp loại đánh giá chất lượng công tác của CBQL trường THPT hàng năm và là một chỉ tiêu xét tặng các danh hiệu thi đua.
3.3.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Sở GD&ĐT phải căn cứ vào kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT, căn cứ vào các dự báo về quy mô, nhu cầu CBQL ở các trường THPT trong thời gian tới (giai đoạn 2011-2015, dự kiến đến năm 2020) để tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ kế cận.
- Xây dựng quy chế phối, kết hợp với các cơ sở giáo dục như Học viện quản lý giáo dục, trường Đại học giáo dục - ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo có uy tín khác để cử cán bộ tham gia bồi dưỡng tập trung, dài hạn, ngắn hạn, học sau đại học chuyên ngành QLGD và các nội dung đào tạo, bồi dưỡng.