9. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT
3.3.1.1. Mục đích của biện pháp
- Chủ động trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng kịp thời yêu cầu về đội ngũ CBQL trường THPT trong hiện tại và tương lai.
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Phát triển đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL; tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, công tác; phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục THPT.
- Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT theo chu kì 3-5 năm làm cơ sở để điều chỉnh cơ cấu, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm trong đội ngũ CBQL trường THPT.
- Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải căn cứ vào các kết quả thu được từ thực trạng khảo sát đội ngũ CBQL trường THPT, kết hợp với dự án “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020” để đưa ra dự báo.
- Xác định mục tiêu chung và mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. - Lập kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, trong đó các phương án tổ chức thực hiện quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm cụ thể cho từng năm học, từng giai đoạn từ nay đến năm 2020.
- Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL trường THPT vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo về cơ cấu như giới tính, độ tuổi, dân tộc và thâm niên công tác nhằm đảm bảo tính kế thừa.
- Tổ chức thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo trường THPT (nếu có thể) trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và cạnh tranh, khuyến khích cán bộ, giáo viên có tuổi đời trẻ, năng động, có năng lực và trong diện quy hoạch tham gia. Cần huy động thêm nguồn lực cán bộ, giáo viên từ các trường đăng ký thi tuyển nhằm khắc phục tình trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khép kín trong từng nhà trường, địa phương.
- Thực hiện luân chuyển CBQL giữa các trường phổ thông trong cùng bậc học, giữa các trường ở vùng thuận lợi sang trường ở vùng khó khăn nhằm bổ sung CBQL còn thiếu, tăng cường hiệu quả quản lý tạo sự đồng đều về chất lượng giáo dục giữa các trường, đây cũng là cách thử thách, rèn luyện trước khi quyết định chọn lựa họ vào những vị trí quan trọng hơn.
- Xây dựng kế hoạch luân chuyển CBQL trường THPT một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, chủ động. Thực hiện luân chuyển dựa trên phẩm chất, năng lực của mỗi người CBQL phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Sau mỗi năm học cần nhận xét, đánh giá về cán bộ được luân chuyển, không luân chuyển CBQL bị kỷ luật từ trường này sang làm CBQL ở trường khác.
- Miễn nhiệm những CBQL có sức khỏe yếu, năng lực kém, CBQL có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, không còn uy tín đối với tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh, địa phương.