Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 120)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Tổ hợp mối quan hệ giữa các biện pháp được mô hình hoá bằng sơ đồ 3.1. Nói chung các biện pháp có tác động qua lại, hỗ trợ, chi phối lẫn nhau vì vậy khi tổ chức thực hiện cần phải triển khai, tiến hành một cách nhất quán, đồng bộ thì mới đem lại hiệu quả cao và đây chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Biện pháp 1 Biện pháp 5 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

3.5. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc

Để tìm hiểu mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của 15 CBQL Sở Giáo dục và Đào tạo (các trưởng, phó phòng, các chuyên viên của Sở) và 85 CBQL (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) các trường THPT về các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1.

Cách tính điểm: Điểm trung bình 1 tiêu chí = tổng điểm các loại chia cho 100. Điểm bình quân chung = tổng điểm trung bình của các tiêu chí chia cho tổng số các tiêu chí.

3.5.1. Mức độ cần thiết

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Tên biện pháp

Số lƣợng ngƣời cho điểm Điể

m TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL

trường THPT 0 0 0 32 68 4,68

2

Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm

0 0 0 43 57 4,57

3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng

cho CBQL trường THPT 0 0 0 18 82 4,82

4 Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra,

kiểm tra, đánh giá 0 0 5 34 61 4,56

5 Hoàn thiện chính sách, chế độ, đãi

ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp 0 0 4 41 54 4,46

Điểm bình quân chung 4,61

Theo kết quả đánh giá cho thấy tất cả các biện pháp đều được đánh giá ở mức Khá, Tốt. Trong số các biện pháp thì biện pháp 4 và 5 mỗi biện pháp đều có số người đánh giá ở mức trung bình (từ 4-5 người) còn lại đều cho từ khá trở lên. Như vậy có thể khằng định rằng cả 5 biện pháp trên đều được đánh giá là cần thiết.

Số lượng người khảo sát và cách tính điểm được thực hiện tương tự như phần khảo sát mức độ cần thiết cho các biện pháp.

Đánh giá về tính khả thi được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

T

T Tên biện pháp

Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm

TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBQL trường THPT 0 0 0 48 52 4,52

2

Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm

0 0 3 51 46 4,43

3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng cho CBQL trường THPT 0 0 5 32 63 4,58

4 Cải tiến nội dung, hình thức thanh

tra, kiểm tra, đánh giá 0 0 3 41 56 4,53

5 Hoàn thiện chính sách, chế độ, đãi

ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp 0 0 7 57 36 4,29

Điểm bình quân chung 4,47

Kết quả trong bảng 3.2. cho thấy các biện pháp quản lý đều có tính khả thi cao (điểm trung bình đạt 4,47)

Như vậy các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc được đưa ra trong luận văn đều được đội ngũ CBQL, lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT nhận định là cần thiết và có tính khả thi cao.

Kết luận chƣơng 3

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh vĩnh Phúc cho thấy còn có nhiều bất cập cần phải từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với ngành giáo dục.

2. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đề xuất 5 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường

THPT, đó là:

- Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT

- Hoàn thiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT

- Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm.

3. Kết quả khảo sát đã xác nhận các biện pháp đều cần thiết và có tính khả thi để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT và có thể vận dụng trong thực tế QLGD của tỉnh Vĩnh Phúc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Nghiên cứu về cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Giáo dục phổ thông có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, nhất là trong giai đoạn đất nước cần nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục THPT cần đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi. Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết. Phát triển đội ngũ CBQL về thực chất là phát triển về cơ cấu, nhưng quan trọng là phát triển về chất lượng của đội ngũ, trong đó, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị và các kỹ năng quản lý giữ vị trí then chốt.

2. Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cần căn cứ vào mục tiêu phát triển GD THPT nói chung và mục tiêu GD THPT của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng; căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc để lập kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm, bồi dưỡng, thuyên chuyển và miễn nhiệm đối với đội ngũ CBQL trường THPT.

3. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT qua khảo sát cho thấy đa số CBQL đều nhận thức đầy đủ và tương đối rõ ràng về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức và kỹ năng quản lý. Song, việc vận dụng chúng vào thực tiễn công tác chỉ được đánh giá ở mức độ khá. Do đó, cần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức và đặc biệt là bồi dưỡng các kỹ năng quản lý để phẩm chất đạo đức được thể hiện trong công tác quản lý qua việc vận dụng đúng các tri thức và hành động quản lý.

4. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở các chương 1 và 2, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, đó là:

- Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT

- Hoàn thiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm.

Mỗi biện pháp được xác định rõ về mục đích, nội dung và cách thức thực hiện góp phần định hướng khi triển khai các biện pháp trong thực thực tiễn giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Các biện pháp được thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi trên CBQL cấp Sở và cấp trường THPT, kết quả xác nhận các biện pháp đều cần thiết cho CBQL trường THPT và có thể vận dụng trong thực tế QLGD của tỉnh Vĩnh Phúc.

KHUYẾN NGHỊ

Để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc và nhằm thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản xây dựng môi trường chính sách và môi trường tổ chức quy định mối quan hệ pháp lý và phân định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn cũng như quy trình phối hợp làm việc giữa các cấp quản lý giáo dục đồng thời tăng cường quyền tự chủ cho trường THPT.

- Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn CBQL trường THPT một cách chi tiết, cụ thể để làm cơ sở cho công tác phát triển đội ngũ.

- Ban hành các cơ chế, chế độ, chính sách phù hợp, kịp thời và đồng bộ theo hướng đảm bảo tương xứng giữa trách nhiệm và quyền lợi.

Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc

- Chỉ đạo ngành giáo dục khẩn trương thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”. - Tăng thêm ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT, có chính sách hỗ trợ hiệu quả đối với CBQL được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục.

- Ban hành chủ trương, nghị quyết mang tính đột phá theo hướng ưu tiên bổ nhiệm làm quản lý đối với người có trình độ, năng lực; Xây dựng chính sách ưu đãi thu hút nhân tài cho ngành giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với Sở Giáo dục-Đào tạo Vĩnh Phúc

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT giai đoạn 2011-2020; chỉ đạo các trường quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá và kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CBQL

trường THPT.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương trong công tác, kiểm tra, đánh giá, đề bạt, tuyển chọn, luân chuyển, bổ nhiệm đối CBQL trường THPT.

- Phối hợp với các trường đại học, các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức phù hợp, có biện pháp khen thưởng và chế tài đối với công tác tự đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học đối với CBQL trường THPT đương nhiệm và cán bộ nguồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo. Bài giảng Người hiệu trưởng nhà trường thời đại mới. Đại học giáo dục– ĐHQG Hà Nội, 2010.

2. Đặng Quốc Bảo (đồng tác giả). Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nxb Giáo dục, 2010.

3. Đặng Quốc Bảo. Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Lãnh đạo - Quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường, Hà Nội, 2010.

4. Bộ Chính trị. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội, 2004.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội, 2011.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội, 2009.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2009-2010, 2010-2011.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hằng năm, Hà Nội, 2003.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ. Thông tư liên tịch về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

11. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về Tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam. Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, Hà Nội, 2003.

13. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Hà Nội, 2001.

14. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020, Hà Nội, 2009.

15. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội, 1996.

16. Nguyễn Đức Chính. Bài giảng Chất lượng và Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội, Hà Nội 2011.

17. Cổng thông tin giáo dục Vĩnh Phúc. http://vinhphuc.edu.vn

18. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

19. Vũ Cao Đàm. Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008.

20. Nguyễn Tiến Đạt. Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới (Tập I, II). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.

21. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục, 2010.

22. Đặng Xuân Hải. Bài giảng Quản lý sự thay đổi vận dụng cho quản lý các trường. ĐHQG Hà Nội, 2010.

23. Đặng Xuân Hải - Đào Phú Quảng. Bài giảng Quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 2008.

24. Nguyễn Trọng Hậu. Bài giảng Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Hà Nội, 2009.

25. Đặng Bá Lãm. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI - Chiến lược phát triển. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

26. Thân Văn Quân (2009), “Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí giáo dục, số 209, tr.10-11.

27. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật Giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005

28. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 2497/QĐ-UBND, Vĩnh Phúc, ngày 20/9/2011.

29. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

30. Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc. Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009, 2009-2010, 2010-2011

31. Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc. Giáo dục Vĩnh Phúc trong sự nghiệp trồng người (1945-2009). Nxb Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, 2010.

32. Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc. Đề án quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

33. Mạc Văn Trang. Bài giảng Quản lý nhân lực. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội, 2002.

34. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV,

2010.

35. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Kế hoạch số 87 – KH/TU thực hiện Chỉ thị 40 – CT/TW của Ban bí thư Trung ương về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

36. Phạm Viết Vƣợng. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2003.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

HỒ SƠ TRONG DIỆN QUY HOẠCH GỒM:

1. Sơ yếu lý lịch cán bộ theo mẫu; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bản tự kiểm điểm, đánh giá của cá nhân;

3. Bản nhận xét, đánh giá của chi ủy cơ sở, thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công tác;

4. Bản nhận xét của chi ủy nơi cán bộ cư trú;

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 120)