Môi trường kinh doanh NHBL của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng trong kinh doanh dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên (Trang 38 - 42)

1 Giám đốc ,2 Phó giám đốc

2.1.3Môi trường kinh doanh NHBL của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên.

Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên.

a, Tình hình kinh tế xã hội:

Năm 2013, tình hình kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như tỉnh Hưng Yên nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết khá tốt mức cung tiền do đó kiểm soát được lạm phát, thêm vào đó giá lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng nhẹ...Với lợi thế là tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng và khu tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì vậy, trong năm 2013 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tổng sản phẩm GDP của tỉnh tăng 7,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,31%, giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 12,23%, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tỉnh thu hút thêm 84 dự án mới có tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng và gần 130 triệu USD, thu ngân sách đạt khoảng 5.700 tỷ đồng.

Bức tranh chung về kinh tế Việt Nam năm 2013 được đánh giá là vẫn còn những mảng sáng tối đan xen lẫn lộn, mặc dù kinh tế được xem là “chạm đáy” nhưng rõ ràng những dấu hiệu tích cực cũng đã bắt đầu xuất hiện, hẳn đó sẽ là những tiền đề để năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình.

b, Hoạt động các ngân hàng trên địa bàn:

cơ quan hành chính sự nghiệp và tập trung đông dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Trên địa bàn Hưng Yên có 16 TCTD cùng tham gia hoạt động. Hệ thống các TCTD trên địa bàn đa dạng về sản phẩm, năng động trong điều hành, đồng thời đều áp dụng các chính sách khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt, kịp thời, cạnh tranh trên thị trường.

Với chủ trương thực hiện chiến lược khách hàng nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ tổ chức đến khách hàng cá nhân. Các TCTD trên địa bàn ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, huy động vốn với các hình thức, kỳ hạn khác nhau, phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động mới để thu hút khách hàng.

Năm 2013, việc cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động NHBL nói riêng giữa các ngân hàng thương mại diễn ra khá quyết liệt. Mức độ canh tranh gay gắt thể hiện trên nhiều khía cạnh, ngân hàng nào cũng cố gắng đưa ra một danh mục sản phẩm bán lẻ đa dạng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng cùng với đó là những chương trình marketing, quảng cáo rầm rộ với những chính sách ưu đãi hết sức hấp dẫn như tặng quà, lãi suất hấp dẫn cả tiền gửi và tiền vay, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, nâng mức cho vay, dịch vụ thanh toán phí cạnh tranh, đặc biệt hoạt động huy động vốn dân cư với nhiều hình thức đang gây không ít khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh.

Đến 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 27.075 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn tự huy động và nguồn khác), tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2012 là 17.9%. Tổng dư nợ trên địa bàn đạt 26.835 tỷ đồng, tăng 3.603 tỷ đồng so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng tương đương 15.5%.

Về hoạt động dịch vụ, các ngân hàng trên địa bàn đã tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Ngoài các dịch vụ truyền thống, hiện nay các NHTM đang phát triển khá mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích mới và thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng trình độ cao, chất lượng cao dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại (Chấp nhận thanh toán POS, thẻ tín dụng quốc tế, Internet banking, phone banking,..).

động kinh doanh. Dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ khác tiếp tục được mở rộng phát triển, có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng được yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

Hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa bàn đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

c, Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2013

Năm 2013, những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng nói chung và BIDV HY nói riêng. Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm 2013 của ban giám đốc, cùng với nỗ lực, cố gắng của tập thể CBCNV, chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên các mặt hoạt động mặc dù vẫn còn những tồn tại hạn chế không tránh khỏi trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Cụ thể một số chỉ tiêu chính như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Hưng Yên các năm 2011 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng, % T T Chỉ tiêu m 201 1 m 201 2 m 201 3 TT tuyệt đối ( tỷ đồng) TT tương đối ( %) 2012/20 11 2013/20 12 2012/20 11 2013/20 12 1 Tổng tài sản 1426 1860 2189 434 329 30,4 17,7 2 Huy động vốncuối kỳ 1635 1790 2121 119 331 7,3 18,5 3 Dư nợ tín dụngcuối kỳ 1399 1518 1752 155 234 11,1 15,4 4 Lợi nhuận trướcthuế 38 55 60 17 5 44,7 9,1

5 Số lượng lao

động cuối kỳ 73 79 83 6 4 8,2 5,1

6 LNTT bình quânđầu người 0.4 0.7 0.72 0.3 0,02 75 2,9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của BIDV Hưng Yên)

Về chỉ tiêu tổng tài sản: Tài sản của chi nhánh ngày 01/06/2011 khi mới thành lập

là 711 tỷ đồng sau bảy tháng hoạt động đến 31/12/2011 đã tăng lên 1.426 tỷ đồng. Năm 2012 tổng tài sản là 1.860 tỷ đồng, tăng 434 tỷ đồng tương đương tăng 30.4% so với năm 2011. Đến 31/12/2013 tổng tài sản đạt 2.189 tỷ đồng, tăng 329 tỷ đồng tương đương tăng 17.69% so với năm 2012.

Về chỉ tiêu huy động vốn: Nguồn vốn tự huy động đã tăng trưởng mạnh từ

723 tỷ đồng tại th ời điểm 01/06/2011 lên 1.635 tỷ đồng tính hết ngày 31/12/2011 Đến 31/12/2012 huy động vốn đạt 1790 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng tương đương tăng 9.4|% so với năm 2011 và đến 31/12/2013, huy động vốn đạt 2121 tỷ đồng, tăng 332 tỷ đồng tương đương tăng trưởng 19% so với năm 2012.

Về chỉ tiêu tín dụng: Để phát triển tín dụng, BIDV Hưng Yên đã tập trung vào hai đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân. Không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả để cho vay. Việc phát triển tín dụng gắn với an toàn, tuân thủ các quy định của Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tăng dư nợ có tài sản bảo đảm. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao đã làm tăng vòng quay luân chuyển vốn.

Dư nợ tín dụng tăng 119 tỷ đồng từ 1.399 tỷ đồng thời điểm 31/12/2011 lên 1.518 tỷ đồng thời điểm 31/12/2012. Đến hết ngày 31/12/2013 dư nợ tín dụng đạt 1.752 tỷ đồng tăng 234 tỷ đồng tương đương tăng 15.4%. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh: Cho vay tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó cũng luôn quan tâm

đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn, dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ luôn đảm bảo giới hạn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

Về hiệu quả kinh doanh: Nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên BIDV

Hưng Yên thể hiện trên các phần hành nghiệp vụ. Đến thời điểm 31/12/2013 lợi nhuận trước thuế đạt 52.033 triệu đồng. Hiệu quả kinh doanh n ăm 2013 sở dĩ đạt chưa như kỳ vọng đặt ra của chi nhánh do trong năm 2013 chi nhánh liên tục cho vay khách hàng DNNVV, DN hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên theo các gói tín dụng ưu đãi của BIDV nên chênh lệch mua bán vốn đạt thấp (thường dưới 1%) trong khi dư nợ bình quân của nhóm khách hàng này cao, dẫn đến thu ròng từ hoạt động tín dụng thấp. Mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng gặp nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp. Hệ thống các chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong đó có Hưng Yên luôn thực hiện nghiêm túc các chính sách của Chính phủ và NHNN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm lãi suất tín dụng. Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng trong kinh doanh dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên (Trang 38 - 42)