Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn của nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78 (Trang 47 - 49)

1.5.7.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác quản lý của trường dân tộc nội trú

Hệ thống chính trị, luật pháp, hệ thống các văn bản quy định các hoạt động của nhà trường.

Luật GD năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD, ngày 25/11/2009.

Điều lệ của trường dân tộc nội trú, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGD-ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng trong nhà trường

* Năng lực của hiệu trưởng

Đội ngũ cán bộ QLGD là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước hoạt động trong ngành GD đào tạo, đóng vai trò quan trọng và chủ chốt thúc đẩy sự nghiệp GD đào tạo phát triển. Người cán bộ QLGD trước hết phải là nhà GD, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh và ảnh hưởng lớn tới đội ngũ GV. Người cán bộ QL phải là công dân gương mẫu, có trách nhiệm với nhà trường, xã hội, tham gia vào sự phát triển của cộng đồng. Hiệu trưởng là nhân vật chủ yếu tác động tạo nên bầu không khí dân chủ trong nhà trường, có lòng yêu trẻ và phải là trung tâm của sự đoàn kết, biết tập hợp, quy tụ đội ngũ cán bộ GV, học sinh trong nhà trường.

Bên cạnh việc nắm vững lý luận về QL, nghiệp vụ QL, hiệu trưởng còn phải linh hoạt, mềm dẻo trong công tác QL nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý. Hiệu trưởng phải là cầu nối giữa thầy và trò, giữa nhà trường với gia đình, xã hội và những mối quan hệ khác. Muốn vậy, hiệu trưởng phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm cập nhật những kiến thức tổng hợp về QL và QLGD.

* Năng lực của các tổ trưởng chuyên môn

Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và GD học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình. Đối với trường THPT động lực quan trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chất lượng GD của đơn vị tổ quyết định. Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, hoạt động của tổ chuyên môn không thực sự phát huy hết sức mạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra những sản phẩm GD nhiều về quy mô và tốt về chất lượng cho xã hội.

* Năng lực thực hiện của GV

Vai trò của GV ngày càng trở nên khó khăn hơn trong thời đại toàn cầu hóa. Kỳ vọng của các bên liên quan và phụ huynh đối với trường cũng tăng lên. Đổi mới trong dạy và học phải là một. Sự thành công của mục tiêu dạy - học, phụ thuộc rất lớn vào GV là động lực chính trong việc thực hiện các chương trình giảng dạy, giảng dạy và học tập.

* Sự hỗ trợ của các tổ chức, công nhân viên khác trong nhà trường

Nhận thức, hành động đúng đắn của mỗi cán bộ, nhân viên trong nhà trường tạo sự đồng thuận, nhất trí cao góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh. Mối quan hệ giữa các tổ chức Đảng, quần chúng và mỗi thành viên trong nhà trường với môi trường bên ngoài, đơn vị kết nghĩa là những yếu tố quan trọng, tiềm năng có thể tạo ra những giá trị nguồn lực cho hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Tập hợp các nhân tố bên ngoài trường có liên quan đến hoạt động của trường bao gồm các nhân tố hoạt động trực tiếp và gián tiếp. Các nhân tố bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà trường, nghĩa là trường hầu như không thay đổi được, trường cần phải thích nghi, tranh thủ cơ hội mang đến từ bên ngoài để tìm kiếm, khai thác nguồn lực phát triển nhà trường.

- Điều kiện văn hóa (trình độ dân trí, phong tục tập quán, truyền thống hiếu học...)

- Điều kiện xã hội (thành thị - nông thôn, dân tộc, các vấn đề về giới...) - Điều kiện kinh tế (các nhà cung cấp, thu nhập dân cư...)

- Điều kiện tự nhiên (miền núi, đồng bằng)

- Tiến bộ khoa học và công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ dạy học...)

- Điều kiện quốc tế (hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức...)

- Chủ trương chính sách QLGD các cấp, mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, môi trường xã hội và gia đình học sinh, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78 (Trang 47 - 49)