Theo GS. Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện đước các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam XHCN mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [20, tr. 9].
Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [42, tr. 35].
Quản lý GD là sự tác động có ý thức của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống GD đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. Quản lý GD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành,
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Khái quát lại nội hàm của khái niệm QLGD chứa đựng những nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể QLGD, ở tầm vĩ mô là QL của Nhà nước mà cơ quan trực tiếp QL là Bộ, Sở, Phòng GD, ở tầm vi mô là QL của hiệu trưởng nhà trường.
Phải có hệ thống tác động QL theo một nội dung, chương trình kế hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích GD trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội phải có một lực lượng đông đảo những người làm công tác GD cùng với hệ thống cơ sở vật chất tương ứng.
Quản lý GD có tính chất xã hội cao. Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng phục vụ công tác GD. Nhà trường là đối tượng cơ bản nhất của QLGD, trong đó đội ngũ GV và học sinh là đối tượng QL quan trọng nhất.