* Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết, vào đầu tháng tám. Sau khi đã được duyệt sẽ triển khai thực hiện ngay từ đầu tháng chín cho đến hết năm học, đồng thời thường xuyên theo dõi, rút kinh nghiệm.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra việc soạn bài, các hồ sơ chuyên môn khác, kí duyệt trước khi thực hiện.
Chỉ đạo tổ chuyên môn dự giờ, kiểm tra việc thực hiện chương trình, tiến độ thực hiện chương trình.
Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra việc thực hiện đồ dung dạy học, thiết bị thực hành, thí nghiệm của GV khi giảng dạy.
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học, bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất nội dung ôn tập sau mỗi chương, mỗi kì, xây dựng ngân hành đề để phục vụ việc kiểm tra đánh giá học sinh.
* Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Đi đôi với QL công tác dạy học của GV theo chương trình, kế hoạch, quy chế chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, QL hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn…Ban giám hiệu cần coi trọng việc tổ chức và chỉ đạo có hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học của GV theo hướng phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh, tránh lối dạy dập khuôn, áp đặt. Chỉ đạo việc tăng cường QL, khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Chỉ đạo việc cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng đối với học sinh. Qua đó, để thấy rõ được ưu điểm và hạn chế của quá trình dạy học, đề ra các biện pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
* Chỉ đạo bồi dưỡng GV
Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị: Giúp cho GV luôn nắm được những quan điểm, chủ trương, đường lối GD của Đảng, Nhà nước, của ngành, địa phương.
Bồi dưỡng về trình độ chuyên môn: Nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoa học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng công việc được giao đạt trình độ chuẩn theo quy định.
Bồi dưỡng về nghiệp vụ: nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp. Để hoạt động bồi dưỡng nêu trên, Ban giám hiệu phải có kế hoạch chỉ đạo, bố trí thời gian nhân lực cân đối hợp lý để cử GV đi học tập nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
Bồi dưỡng về hình thức tổ chức: Tổ chức cho GV tham quan học tập ở các trường, cơ sở đào tạo có chất lượng tốt trong và ngoài thành phố, tổ chức trao đổi tọa đàm, nghe các ý kiến tư vấn của chuyên gia.
Bồi dưỡng thông qua thực hiện chuyên đề: Chuyên đề được hiểu là vấn đề chuyên môn đi sâu, chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó nhằm nâng cao chất lượng GD.