nghiệp giáo dục đào tạo
Điều 27 Luật GD đã nêu rõ THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [36, tr. 8].
+ Đây là bậc học nối tiếp của bậc học nối tiếp của chương trình GD trung học cơ sở, là bậc học có nhiệm vụ tạo nguồn đáng kể cho đào tạo ở cấp trung học nghề, cao đẳng, đại học để phục vụ cho công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước.
+ Là một bậc học chịu áp lực lớn về nhu cầu học tiếp của trung học cơ sở đang hoàn thành phổ cập trong cả nước, chuẩn bị tham gia hoàn thành phổ cập trung học trong đó có bậc THPT vào năm 2020.
- Vai trò của trường THPT trong sự nghiệp GD đào tạo:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [47, tr. 32].
+ Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, GD phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: Phương hướng chung của lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm.
+ Giáo dục THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần nhân cách theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam.
- Mục tiêu đào tạo ở cấp THPT là:
+ Hình thành ở người học một hệ thống tri thức phổ thông toàn diện, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới hiện đại.
+ Học sinh hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, hình thành định hướng nghề nghiệp phù hợp với mình và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong hiện tại và trong tương lai.
+ Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoàn thành mục tiêu như vậy, GD THPT mới hoàn thành sứ mạng là chuẩn bị một cách tốt nhất cho học sinh bước vào đời với đầy đủ tri thức, bản lĩnh con người mới của nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI.
Tóm lại, GD THPT là khâu đặc biệt quan trọng, giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả GD trung học cơ sở, hoàn thành học vấn phổ thông, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. GD THPT đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước, là cửa ngõ của việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động, học tập mới.
Tùy theo kết quả học tập, rèn luyện, sự phấn đấu và nguyện vọng, học sinh có thể lựa chọn một hướng đi thích hợp cho mình. Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị một cách tốt nhất dù cho sự lựa chọn hướng đi nào học sinh cũng có đủ trình độ, bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng học tập và công tác tốt. Bậc THPT là nơi tạo ra những hạt giống tốt cho các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và đội ngũ lao động có văn hóa cho địa phương, đất nước. Đó chính là nguồn lực con người. Hiện nay, chất lượng GD là một vấn đề mà toàn xã hội đã và đang quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta phải đối diện với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đứng trước một thử thách cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy GD phải đổi mới và đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bậc THPT đóng vai trò hết sức quan trọng và cần phải được trú trọng nâng cao hơn nữa vai trò của THPT trong hệ thống GD quốc dân.