Theo PGS. Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [50, tr. 205].
Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [41, tr. 43].
Tóm lại, QL nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
Bản chất của hoạt động QL trong nhà trường là QL hoạt động dạy học, đưa hoạt động đó tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo.
Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của QL, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng của nó. QL nhà trường khác với các loại QL xã hội khác là được quy định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người GV, bản chất của quá trình dạy học, GD trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng QL vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.
Quản lý nhà trường là phải QL toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả GD trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác GD người QL phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải trú trọng tới việc cải tiến công tác QLGD để QL có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.
1.4. Yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng trung học phổ thông trong giai đoạn mới
1.4.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường trung học phổ thông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo nghiệp giáo dục đào tạo
Điều 27 Luật GD đã nêu rõ THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [36, tr. 8].
+ Đây là bậc học nối tiếp của bậc học nối tiếp của chương trình GD trung học cơ sở, là bậc học có nhiệm vụ tạo nguồn đáng kể cho đào tạo ở cấp trung học nghề, cao đẳng, đại học để phục vụ cho công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước.
+ Là một bậc học chịu áp lực lớn về nhu cầu học tiếp của trung học cơ sở đang hoàn thành phổ cập trong cả nước, chuẩn bị tham gia hoàn thành phổ cập trung học trong đó có bậc THPT vào năm 2020.
- Vai trò của trường THPT trong sự nghiệp GD đào tạo:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [47, tr. 32].
+ Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, GD phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: Phương hướng chung của lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm.
+ Giáo dục THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần nhân cách theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam.
- Mục tiêu đào tạo ở cấp THPT là:
+ Hình thành ở người học một hệ thống tri thức phổ thông toàn diện, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới hiện đại.
+ Học sinh hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, hình thành định hướng nghề nghiệp phù hợp với mình và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong hiện tại và trong tương lai.
+ Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoàn thành mục tiêu như vậy, GD THPT mới hoàn thành sứ mạng là chuẩn bị một cách tốt nhất cho học sinh bước vào đời với đầy đủ tri thức, bản lĩnh con người mới của nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI.
Tóm lại, GD THPT là khâu đặc biệt quan trọng, giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả GD trung học cơ sở, hoàn thành học vấn phổ thông, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. GD THPT đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước, là cửa ngõ của việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động, học tập mới.
Tùy theo kết quả học tập, rèn luyện, sự phấn đấu và nguyện vọng, học sinh có thể lựa chọn một hướng đi thích hợp cho mình. Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị một cách tốt nhất dù cho sự lựa chọn hướng đi nào học sinh cũng có đủ trình độ, bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng học tập và công tác tốt. Bậc THPT là nơi tạo ra những hạt giống tốt cho các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và đội ngũ lao động có văn hóa cho địa phương, đất nước. Đó chính là nguồn lực con người. Hiện nay, chất lượng GD là một vấn đề mà toàn xã hội đã và đang quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta phải đối diện với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đứng trước một thử thách cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy GD phải đổi mới và đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bậc THPT đóng vai trò hết sức quan trọng và cần phải được trú trọng nâng cao hơn nữa vai trò của THPT trong hệ thống GD quốc dân.
1.4.2. Yêu cầu của việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn mới học phổ thông trong giai đoạn mới
Thấy rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GD phổ thông trong giai đoạn mới, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”
luyện kỹ năng và hình thành thái độ. Thực hiện tốt các nhiệm vụ này chính là nâng cao chất lượng dạy học.
1.4.3. Vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học
Để có được những tác động thực sự đến thành tựu của học sinh, chúng ta cần phải xét đến vai trò then chốt của GV. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh cho luận điểm này. Người ta đã chứng minh được rằng một học sinh trung bình trong một năm học làm việc với một GV giỏi họ sẽ tiến bộ nhanh hơn so với sự tiến bộ của học sinh trung bình làm việc với một GV kém trong cả một cấp học. Hiển nhiên, một GV giỏi phải có kiến thức uyên bác nhưng cũng khó mà tìm được sự đồng thuận về việc hiểu thế nào là một GV giỏi. Sự bất đồng về định nghĩa này được bổ trợ bằng những nghiên cứu cho rằng không có mô hình đơn nhất về GV hiệu nghiệm. Các GV có những nhân cách, phong cách khác nhau và công việc của họ có thể được đánh giá trên những cơ sở khác nhau. Trong khi GV có thể dạy cho học sinh nhiều vấn đề, nhiều sự kiện như lòng ham học, sự hiểu biết xã hội, nỗi đam mê cống hiến cho cộng đồng thì tính hiệu nghiệm của GV lại chỉ được phán xét về phương diện kết quả học tập có tính học thuật của học sinh mà thôi.
Về tính hiệu nghiệm của GV phần nhiều những nghiên cứu đã sử dụng các công cụ cố gắng kết nối một số lượng nhất định những nhân tố liên kết GV với thành tựu của học sinh. Các nhân tố đó thường bao gồm:
- Chất lượng truyền thụ của GV, nghĩa là tính trật tự của sự trình bày, sự rõ ràng của các mục đích, sự liên kết với các tài liệu và khái niệm đã học cũng như việc sử dụng đánh giá thông tin phản hồi.
- Sự thích hợp của việc truyền thụ với khả năng, năng lực của học sinh, với những tri thức sẵn có, với việc phân loại học tập khác nhau và việc sử dụng hoạt động nhóm khi thích hợp.
- Khích lệ khen ngợi: Sự khích lệ, khen ngợi của GV được sử dụng để động viên học sinh và tăng tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh.
- Việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả trong việc sử dụng tài liệu giáo khoa cũng như điều khiển học sinh làm bài tập và tự học.
Những bằng chứng có tính kinh nghiệm chủ nghĩa của các nghiên cứu về tính hiệu nghiệm của GV chứng tỏ sự thông dụng của các hành động mà GV tham gia, thực hiện nhằm tạo nên thành tựu cho học sinh, những thành tựu đó liên hệ chặt chẽ với bối cảnh học tập của học sinh.
Những hành vi chủ yếu của GV bao gồm: - Đặt mục đích rõ ràng.
- Xây dựng nội dung bài giảng. - Trình bày khúc chiết, rõ ràng. - Quản lý tốt lớp học.
- Đặt yêu cầu cao cho học sinh.
- Sử dụng các câu hỏi có độ khó từ thấp đến cao để giữ nhịp làm việc cho học sinh và kiểm tra sự thấu hiểu của các em.
- Tạo cơ hội cho học sinh thực hành những điều được dạy bao gồm bài tập về nhà cũng như ở lớp.
- Đánh giá thường xuyên thông qua trắc nghiệm, hướng dẫn, sửa chữa và xử lý thông tin phản hồi khác nhau.
Những GV hiệu nghiệm có xu hướng tin vào năng lực dạy học của họ, vào sự quan tâm chu đáo đến việc dạy học và học sinh của họ. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc học tập của học sinh sẽ tốt hơn khi các em được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tích cực, khi GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng, khi nhịp độ truyền thụ kiến thức cho các học sinh khác nhau được biến đổi thông qua việc sử dụng nhiều biện pháp bài tập cá nhân, hoạt động nhóm, bạn bè hỗ trợ…để đạt được mục đích nhận thức cao hơn. Việc học tập phát hiện, các thao tác qui nạp, việc dạy để thấu hiểu, phương pháp phán đoán các hoạt động và các kỹ thuật thí nghiệm (đã được hướng dẫn) sẽ có hiệu quả cao hơn.
Như vậy, qua nghiên cứu vai trò của người GV ta thấy rõ chất lượng của đội ngũ GV quyết định trực tiếp đến chất lượng của học sinh. Hay nói một cách khác muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy - học thì một yêu tố không thể thiếu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ.
1.5. Tổ chuyên môn và việc quản lý của Ban giám hiệu đối với các tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn trong trường THPT là xương sống tạo nên chất lượng của nhà trường. Tổ chuyên môn được cấu tạo bởi các thành viên có cùng chuyên môn (tổ văn, tổ toán, tổ lý…). Mỗi tổ chuyên môn phải đảm nhiệm dạy tốt một môn học (có thể vài ba môn nếu tổ ghép). Như vậy, mỗi tổ chuyên môn có đặc trưng riêng. Các thành viên trong tổ luôn được gắn kết chặt chẽ với nhau thực hiện nhiệm vụ chung của tổ. Người tổ trưởng là người nhạc trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của tổ mình, nhận quyết định từ Ban giám hiệu, triển khai chỉ đạo hoạt động của tổ mình. Việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu của tổ dựa trên năng lực chuyên môn của các thành viên.
Việc nâng cao năng lực đội ngũ GV là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng dạy học. Muốn làm được điều đó việc đề ra các biện pháp QL của Ban giám hiệu đến tổ, nhóm chuyên môn phải làm sao cho các thành viên trong tổ chuyên môn tích cực tham gia vào hoạt động chung để xây dựng bài giảng tạo ra được nếp làm việc tập thể, trao đổi chuyên môn sẽ góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, nâng cao chất lượng dạy học.
Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành mà con người tiếp thu được, qua đó tạo lập để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo phân công của xã hội.
Quản lý hoạt động chuyên môn là công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chuyên môn của các tổ bộ môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của GV, gồm những nội dung sau:
1.5.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn
Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của nhà trường, Ban giám hiệu cần hướng dẫn GV biết cách xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra biện pháp rõ ràng, hợp lý. GV xây dựng hoạt động của cá nhân, của tổ chuyên môn, của lớp chủ nhiệm, giúp họ có các điều kiện đạt được mục tiêu, chỉ đạo việc này của nhà trường cần thực hiện:
- Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến GV và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng cá nhân.
- Hướng dẫn GV, các bộ phận trong trường làm kế hoạch và duyệt kế hoạch của họ.
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch mẫu.
- Xác định cách thức thực hiện như: kiểm tra ngày giờ công, kỉ cương nền nếp, kiểm tra thực hiện chương trình thông qua thời gian biểu, thăm lớp, dự giờ.
- Kết hợp với các đoàn thể trong trường phát động phong trào thi đua, khuyến khích chủ động sáng tạo của mỗi thành viên.
- Xây dựng chuẩn phương pháp đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp giữa các bộ phận, tổ, cá nhân, các đoàn thể ngoài nhà trường nhằm huy động các nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ năm học.
- Phân công công tác giảng dạy cho GV. Năng lực chuyên môn chính là căn cứ chủ yếu để phân công GV, nên phân công làm sao để tất cả GV ngoài giờ giảng dạy còn tham gia các hoạt động GD khác, để gắn họ với tập thể sư phạm và có sự tiếp xúc rộng rãi với học sinh. Việc phân công đúng với khả năng của mỗi GV sẽ mang lại kết quả thiết thực, ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề tư