0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nhiệm vụ của trường Hữu nghị T78

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG HỮU NGHỊ T78 (Trang 65 -127 )

Trong mọi thời kì, các thế hệ lãnh đạo trường luôn coi trọng công tác GD nhận thức chính trị đối với toàn thể đội ngũ cán bộ, GV và học sinh của trường để mọi người đều ý thức được rằng phấn đấu làm tốt công tác QL, đào tạo tại trường chính là trực tiếp góp một phần vào sự nghiệp hợp tác quốc tế, củng cố tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào và tham gia thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Nhà trường luôn quan tâm GD về truyền thống vẻ vang của các thế hệ học sinh từ xưa đến nay đối với các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam và Lào đang học tập tại trường để mỗi người đều thấy cần phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, biết vượt khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, sống có kỷ luật, biết tạo cho mình thói quen tự lập trong học tập, nghiên cứu khoa học, biết tự giác tham gia vào quá trình tự đào tạo toàn diện không chỉ về tri thức mà còn cả về đạo đức và sức khoẻ cũng như định hướng thị hiếu thẩm mỹ, xứng đáng với các thế hệ cha anh trước đây.

Xác định rõ vị trí đặc biệt của một trường chuyên biệt, nhiều năm qua lãnh đạo và GV của trường luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp có hiệu quả trong công tác QL, tổ chức cuộc sống nội trú có kỷ cương nền nếp, nâng cao

chất lượng giảng dạy trong đội ngũ GV, chất lượng tự học, tự nghiên cứu trong học sinh, sinh viên. Nhà trường luôn coi trọng công tác tổ chức thi đua, lấy đó làm đòn bẩy để tác động vào từng tập thể từng cá nhân, luôn xây dựng, bồi dưỡng các điển hình tốt để hạn chế các hiện tượng tiêu cực tiềm ẩn trong từng tập thể và mỗi cá nhân. Trong các năm học nhà trường đều tạo điều kiện cho các đoàn thể quần chúng nhất là Đoàn thanh niên học sinh - sinh viên Lào và Việt trong trường liên tục tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức và chủ đề khác nhau phù hợp với đặc điểm và thị hiếu của tuổi trẻ, tạo ra nhiều sân chơi khác nhau thu hút mọi học sinh, sinh viên và góp phần phục vụ mục tiêu GD toàn diện của trường. Nhiều thầy cô giáo tuy tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng với lòng yêu nghề, say mê, sáng tạo với nhiệt tình và cái tâm trong sáng đã không quản khó khăn khuya sớm luôn gần gũi học sinh và sẵn sàng giúp đỡ các em không chỉ trong học tập, rèn luyện mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày như người thân trong gia đình được các em học sinh Việt Nam cũng như lưu học sinh Lào quý mến tin cậy. Nhiệm vụ chính của trường Hữu nghị T78 là “Đã và

đang tổ chức giảng dạy tiếng Việt dự bị đại học cho các đối tượng lưu học sinh Lào khác như: Bộ đội, công an, cán bộ chính trị, cán bộ làm công tác Đảng, cán bộ quản lí các ngành, GV, học sinh phổ thông, thực tập sinh, nghiên cứu sinh theo kế hoạch hợp tác GD đào tạo được ký kết hàng năm giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào. Và tổ chức giảng dạy chương trình PTTH cho các đối tượng học sinh dân tộc thiểu số trong quy hoạch tạo nguồn của các tỉnh miền núi phía Bắc” [16, tr. 5].

Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, nhà trường phải vừa củng cố xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thêm lực lượng vừa tổ chức QL đào tạo cả hai đối tượng đạt hiệu quả cao. Các thế hệ lãnh đạo luôn coi trọng công tác GD nhận thức chính trị đối với toàn thể đội ngũ cán bộ, của trường về nhiệm vụ của nhà trường. Không chỉ là thực hiện nhiệm vụ GD đào tạo đơn thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị hết sức to lớn. Kết quả nhà trường sẽ trực tiếp góp phần vào sự nghiệp hợp tác quốc tế, củng cố tinh thần đoàn kết hữu nghị Việt - Lào và góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Từ đó, củng cố niềm

tin, niềm tự hào về công việc đang làm, tăng thêm ý thức trách nhiệm, đoàn kết cùng góp sức làm tốt nhiệm vụ được phân công. Đối với các thế hệ, sinh viên Việt Nam và Lào học tập tại trường luôn được nhà trường quan tâm GD về truyền thống vẻ vang của các thế hệ từ xưa đến nay để mọi người đều thấy cần phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, vượt khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, sống có kỷ luật và biết tự lập trong học tập, nghiên cứu khoa học. Biết tự giác tham gia vào quá trình đào tạo toàn diện không chỉ về tri thức mà còn về đạo đức và sức khỏe cũng như định hướng thị hiếu thẩm mỹ.

Đã từ lâu nhà trường luôn coi trọng việc dạy thật, học thật để đạt kết quả thật. Kết quả đào tạo trong nhiều năm qua đối với khối dân tộc nội trú đều đạt kết quả cao, xếp loại đạo khá, tốt hàng năm đều đạt từ 80% đến 90%, tỉ lệ lên lớp thẳng từ 98% trở lên, tỷ lệ thi tốt nghiệp thường đạt cao. Cụ thể là: năm học 2006 - 2007 đạt gần 90%, năm 2009 - 2010 đạt 99,47%, năm học 2010 - 2011 đạt 99,3%, năm học 2011 - 2012 đạt 100%…Khi ra trường ngoài một số em được các địa phương cử đi học tiếp ở bậc cao học hơn nên tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cũng như vào các trường dự bị đại học dân tộc mỗi năm một tăng, nhiều em đã vinh dự dược nhận phần thưởng từ quỹ học bổng. Đối với lưu học sinh Lào, hàng năm tỷ lệ xếp loại đạo đức đều đạt từ 80% khá, tốt trở lên, có từ 80% đến 90% lưu học sinh đủ điều kiện về tiếng Việt để đi học tiếp ở các trường đại học. Các năm học đều có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh giỏi cấp tỉnh, nhiều học sinh đã đạt giải trong các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao do địa phương cũng như Trung ương tổ chức.

Đã có 4 học sinh dân tộc nội trú và nhiều lưu học sinh Lào được cơ sở Đảng tổ chức xét kết nạp đảng viên mới ngay tại trường và hàng năm Đoàn thanh niên đã được công nhận là đối tượng tích cực của Đảng. Đảng bộ trường liên tục được công nhận là đối tượng tích cực của Đảng, Đảng bộ trường được công nhận trong sạch, vững mạnh.

Các tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn cơ sở, hội phụ nữ cũng đều được các cấp từ địa phương đến Trung ương công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc. Nhà trường nhiều năm liền được công nhận danh hiệu “Cơ quan văn hóa”, trật tự trị an được bảo đảm tuyệt đối, mối quan hệ giữa nhà trường và an ninh luôn chặt chẽ. Vì vậy, không hề có trường hợp học sinh, sinh viên mắc các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc…dẫn đến vi phạm pháp luật.

Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Lào cũng đã từng tới thăm trường vào từng thời điểm khác nhau: Các đồng chí Phumivonichit Ủy viên Bộ Chính trị Đảng nhân dân cách mạng Lào, Thoongxinh Thammavong Ủy viên Bộ Chính trị Lào, Bộ trưởng Bộ GD Lào, nay là Bí thư Tỉnh trưởng tỉnh Luôngnamtha, Xombat Diaho Ủy viên Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Thủ đô, các đồng chí Thứ trưởng Bộ GD Lào Xi Viên, Boxengkham Vôngđalat; Thứ trưởng Bộ Văn hóa Utama; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chalon; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Bunthoong Chitmani; Phó thủ tướng Chính phủ Lào Thoonglun Xixulits; Phó chủ nhiệm Phân ban hợp tác Lào - Việt Thoongmi Phommisay; các đồng chí Đại sứ Vilay Phomkhe, BunThoon Xengkhammi…đặc biệt tháng 02 năm 2002 nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, trường đã vinh dự được đón đoàn cựu lưu học sinh Lào gồm gần 50 đồng chí đều là những cán bộ cao cấp đại diện cho các cơ quan Trung ương và địa phương khắp cả nước Lào đến thăm trường. Mới gần đây 2005 trường được đón đồng chí Trương Tấn Sang Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm nhà trường.

Trường cũng lần lượt được Chính phủ Việt Nam trao tặng: 02 Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1976 và 1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1989), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2001), ngoài ra còn được Nhà nước và Chính phủ Lào tặng thưởng: Huân chương Itxala hạng Ba (năm 1984), Huân chương Itxala hạng Nhì (năm 1989), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2000), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2002), được Bộ GD và đào tạo cờ thi đua tặng đơn vị xuất sắc (năm học 2003 - 2004), được Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu (năm học 2004 - 2005) cùng với trên 80 cán bộ GV được

Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng Huân, Huy chương các loại và gần 30 lượt cán bộ được Bộ GD đào tạo tặng Bằng khen qua các thời kỳ. Tại lễ kỷ niệm 45 năm thành lập trường, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đã trao tặng trường bức trướng ghi nhận sự đóng góp tích cực của trường trong sự nghiệp GD và đào tạo vì mục tiêu “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”. Điều đó vừa là niềm tự hào, vinh dự to lớn nhưng đồng thời cũng thể hiện sự tin của hai Đảng, hai nhà nước Việt Nam - Lào đối với nhà trường trong chặng đường xây dựng, phát triển và không ngừng trưởng thành.

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở trƣờng Hữu nghị T78

Hơn 25 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Cùng với sự phát triển chung của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, lĩnh vực GD và đào tạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho GD, đào tạo ngày càng tăng, trang thiết bị trường học được tăng cường. Quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên. Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp, học nghề dài hạn và sinh viên đại học tăng liên tục với mức trung bình 10%/năm. Chất lượng dạy nghề có nhiều chuyển biến tích cực. Đổi mới GD, đào tạo đang được tích cực triển khai ở mọi cấp học, từ GD mầm non, phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học. Việc xã hội hoá GD và xây dựng xã hội học tập đã thu được kết quả bước đầu. Nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, phổ thông và mầm non đã được thành lập và hoạt động bước đầu có hiệu quả. Về thành tựu của phát triển GD, đào tạo, Đại hội XI của Đảng đánh giá "Đổi mới GD đạt được một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho GD đào tạo trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho GD, đào tạo, phát triển GD, đào tạo ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô GD tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập GD trung học cơ sở. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc". Sự ổn định chính trị và những thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

đã cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho sự nghiệp GD, đào tạo phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, đặc biệt là sự quan tâm, tham gia đóng góp của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, cùng với lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổi mới của ngành GD đã phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học của dân tộc để tạo nên những thành quả GD to lớn, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh, chính trị của đất nước.

Bên cạnh những thành tích và tiến bộ đã đạt được, GD và đào tạo nước ta những năm qua vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập kéo dài, rất chậm được khắc phục. Trong đó, đáng quan tâm nhất là chất lượng, hiệu quả GD, đào tạo thấp và công tác QL nhà nước về GD, đào tạo còn nhiều yếu kém, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đánh giá "Chất lượng GD và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu GD không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng GD toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. QL nhà nước về GD còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong GD khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội".

Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập kéo dài nêu trên có nhiều, trong đó phải kể đến: trên thực tế chưa thực sự thấm nhuần và thể hiện đầy đủ quan điểm “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu”; tư duy về GD, đào tạo còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà

giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới QL nhà nước về GD, đào tạo. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, GD và đào tạo phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, bị chi phối bởi tâm lý khoa cử, sính bằng cấp và chịu nhiều tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, cũng như sức ép khi nhu cầu học tập của nhân dân và đòi hỏi nâng cao chất lượng GD, đào tạo ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của ngành và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế. Không có quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước, của các ngành và địa phương làm căn cứ thực tiễn của việc xác định mục tiêu, kế hoạch, quy mô, cơ cấu và chất lượng GD, đào tạo.

Những yếu kém của GD, đào tạo trên đây của nước ta, nếu không sớm được khắc phục, không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của GD, đào tạo, mà còn góp phần làm gia tăng nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới [48, tr. 153, 167-168, 130-131].

Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp đổi mới QLGD là vô cùng quan trọng.

Để khảo sát thực trạng tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78, tác giả dùng phiếu khảo sát hai nội dung chính đó là:

- Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của các nội dung QL tổ chuyên môn đối với cán bộ QL.

- Khảo sát thực trạng các nội dung QL cụ thể đối với tổ chuyên môn, mức độ thực hiện các nội dung đó.

Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của các nội dung QL, tác giả sử dụng phiếu đánh giá có ba mức độ và tính điểm theo mỗi mức độ là rất cần thiết

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG HỮU NGHỊ T78 (Trang 65 -127 )

×