Quản lý việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn chú ý trọng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78 (Trang 49 - 127)

đến kế hoạch của các nhóm chuyên môn trong một tổ chuyên môn

Yếu tố cơ bản quyết định tới chất lượng dạy học là trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của GV. Muốn làm được điều đó việc QL của Ban giám hiệu trú trọng khâu xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn. Kế hoạch chung của tổ chuyên môn phải được bám sát vào kế hoạch chỉ đạo năm học của nhà trường. Kế hoạch tổ chuyên môn là sự cụ thể hóa các hoạt động của tổ trong năm học như chất lượng giảng dạy, chất lượng GD, chất lượng đội ngũ, trú trọng đến các giải pháp thực hiện kế hoạch đảm bảo tính khả thi của các giải pháp thực hiện. Người QL phải nắm rất sát việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ, có những điều chỉnh hợp lý phù với năng lực của từng người, đảm bảo phát huy hết nội lực để phục vụ cho công tác GD.

Trong tổ chuyên môn hình thành các nhóm chuyên môn đó là nhóm những GV của cùng bộ môn, dạy cùng một khối. Vì vậy, kế hoạch tổ chuyên môn phải được xây dựng phù hợp với các nhóm chuyên môn. Ở mỗi nhóm chuyên môn phải có những thành viên giữ trọng trách đầu đàn. Việc xây dựng kế hoạch của nhóm sẽ quyết định tới chất lượng dạy học của từng khối lớp. Kế hoạch giảng dạy, học tập của nhóm chuyên môn là một kế hoạch chi tiết sự thống nhất chương trình, mục tiêu từng chương, từng bài, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức…Vì vậy, người QL nhà trường phải chỉ đạo sát sao việc lập kế hoạch tổ, nhóm chuyên môn và tạo điều kiện giúp đỡ quan tâm động viên tổ hoàn thành nhiệm vụ.

1.5.9. Quản lý kế hoạch sinh hoạt của các tổ, nhóm chuyên môn theo từng tháng, lên kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt nhóm chuyên môn

Để triển khai được kế hoạch của tổ trong năm học đi vào thực tế thì người QL phải phân công, phân nhiệm cho các thành viên một cách hợp lý tạo ra sự tương tác giữa các thành viên làm nên sự đồng thuận cùng nhau chia sẻ nội dung công việc của tổ. Muốn làm được điều đó Ban giám hiệu phải chỉ đạo các tổ thực hiện những vấn đề sau:

- Quản lý đội ngũ giáo viên

Quản lý đội ngũ GV trong tổ là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chuyên môn trong bất kỳ một trường học nào. Các hoạt động liên quan đến QL GV trong tổ là QL hoạt động giờ công, ngày công. QL việc giảng dạy theo đúng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo. QL việc đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. QL việc tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học, viết chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, viết bài cho tập san chuyên môn…theo sự phân công của tổ trưởng hoặc Ban giám hiệu nhà trường. QL việc bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng GV.

- Quản lý sự thống nhất nội dung các kiến thức cơ bản của từng chương, từng bài dạy.

Để đảm bảo chất lượng dạy học, người QL phải chỉ đạo sát sao việc thống nhất mục tiêu của chương, của từng bài dạy cho các nhóm. Qua việc thống nhất mục tiêu đó các thành viên trong nhóm sẽ hiểu rõ phạm vi kiến thức, những khái niệm khó trong từng bài giảng được cả nhóm mổ xẻ, đảm bảo sự truyền thụ kiến thức là thống nhất, tránh được tối đa sự sai lệch mục tiêu bài giảng, tránh được sự sai sót về kiến thức khi truyền thụ nhất là những khái niệm khó. Như vậy qua sự thống nhất kiến thức giảng dạy tạo ra sự tương tác, tranh luận giữa các thành viên trong tổ dẫn đến sự thống nhất kiến thức vì một mục tiêu chung là đảm bảo sự truyền thụ kiến thức cơ bản, chính xác. Do đó, các thành viên hiểu rõ nhau hơn. Sự đồng thuận về mục tiêu này khiến các thành viên trong tổ, nhóm chuyên môn gắn kết thành một tập thể thống nhất.

- Quản lý thống nhất việc dạy mẫu đối với các tổ chuyên môn.

Việc QL giờ dạy mẫu đối với các tổ chuyên môn là rất cần thiết để nâng cao phương pháp giảng dạy cho từng GV. Muốn thực hiện một giờ dạy mẫu tốt để tổ chuyên môn rút kinh nghiệm và học tập thì việc xây dựng giờ dạy mẫu phải được cả tổ góp ý về phạm vi kiến thức sử dụng, về phương pháp cho từng phần đảm bảo chính xác, khoa học, trước khi dạy mẫu. Việc dạy mẫu là thể hiện ý tưởng của tổ cho một bài dạy, qua đó rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế tồn tại để nhân rộng cho cả tổ.

Trong các giờ dạy mẫu này nhân cách cá nhân sẽ nổi trội. Các thành viên của tổ ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình trong tổ và những kỳ vọng mà tổ đặt ra với họ. Trong quá trình này có nhiều xung đột, mâu thuẫn, bất đồng ý kiến khi đóng góp trao đổi. Do đó, người lãnh đạo tổ, Ban giám hiệu phải động viên khuyến khích mỗi thành viên tham gia xây dựng, thảo luận trực tiếp để tìm cách đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.

- Quản lý quá trình dạy học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Quá trình dạy học có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng GD của nhà trường. QL tốt quá trình dạy học là một cơ sở của việc duy trì và phát huy chất lượng, nâng cao uy tín của tổ và của nhà trường. Các hoạt động QL liên đến quá

trình dạy học bao gồm: QL việc thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn, QL hồ sơ chuyên môn, QL việc thực hiện quy chế chuyên môn…

Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ mũi nhọn của nhà trường. Nó phù hợp với một trong các mục tiêu của GD là bồi dưỡng nhân tài. QL bồi dưỡng học sinh giỏi bao gồm những hoạt động như QL kế hoạch bồi dưỡng kiến thức bộ môn, kế hoạch tuyển chọn đội tuyển, kế hoạch phối hợp với hội cha mẹ học sinh…

- Quản lý chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ việc QL bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ quan trong của người QL, công việc này phải được triển khai trong từng tổ chuyên môn. Chỉ đạo việc phân công chuyên đề của tổ cho các thành viên. Mỗi thành viên trong năm tự chọn một chuyên đề nâng cao đăng ký với tổ. Điều này phải được Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ thực hiện ngay từ đầu năm học. Việc chọn chủ đề nâng cao là một biện pháp nhằm nâng cao, đào sâu kiến thức cho GV, nó phải được thực hiện thường xuyên, được tổ góp ý, bổ sung theo từng chuyên đề, được nhân rộng cho cả tổ nếu nó thực sự hữu ích. Nó giúp cho các thành viên trong tổ nhất là các GV trẻ rút ngắn được thời gian trau dồi kiến thức, nhanh chóng tiếp cận vững vàng chương trình phổ thông.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học. Chính vì vậy, trong quá trình QL dạy và học của mình Ban giám hiệu phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV. Đó là những việc làm thiết thực của hiệu trưởng, là trách nhiệm của người QL.

+ Xây dựng được chuẩn giờ lên lớp để QL tốt giờ lên lớp của GV. Chuẩn này ngoài những quy định chung của ngành như Thông tư 13/TT-GD-ĐT ngày 12/9/1994, Thông tư 12/TT GD-ĐT ngày 04/8/1997 của Bộ Giaso dục và đào tạo cần thường xuyên bổ sung, điều chỉnh để thực hiện được sự tiến bộ chung của trường và của GV trong trường.

+ Phải xây dựng nền nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

+ Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp càng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu.

+ Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy định của nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế có liên quan đến giờ lên lớp.

Để đảm bảo được những yêu cầu QL giờ lên lớp Ban giám hiệu cần quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nền nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học và tạo nên bầu không khí sư phạm trong nhà trường.

- Quản lý việc dự giờ theo nhóm.

Nét đặc thù cơ bản làm cho QL trường học khác với dạng QL khác là trong QL trường học có hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy. Đây là chức năng trung tâm của Ban giám hiệu, Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn để chỉ đạo hoạt động dạy và học và là biện pháp quan trọng hàng đầu trong QL giờ lên lớp.

Để việc QL việc dự giờ và rút kinh nghiệm bài giảng đạt hiệu quả người QL cần phải quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau đây:

+ Phải nắm vững được lý luận dạy học và quan điểm đánh giá giờ dự theo tiêu chí đánh giá của Bộ.

+ Tổ chức tốt việc dự giờ trong trường, có chế độ dự giờ rõ ràng, có kế hoạch cụ thể, đặc biệt phải có chuẩn đánh giá phù hợp, có đầy đủ hồ sơ dự giờ và có thái độ cầu thị khách quan để đánh giá đúng tình hình giờ lên lớp cũng

như đánh giá đúng chất lượng giờ lên lớp. Trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp thích hợp cho công tác QL giờ lên lớp của mình.

Để nâng cao chất lượng dự giờ cần có tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp như trao đổi về nội dung và phương pháp giảng dạy, xây dựng giờ dạy mẫu, tổ chức dạy thử, tổ chức kiến tập, thao giảng…nhằm giúp GV nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, về các bước trong dự giờ. Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của GV. Đây cũng chính là hoạt động đặc trưng cho nghề nghiệp của GV, Ban giám hiệu nhà trường cần phải tổ chức tốt để tạo điều kiện cho GV phát huy khả năng của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên

Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, biên soạn chuyên đề, ứng dụng và phát triển những sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường như giao hoặc đăng ký đề tài, kiểm tra và đôn đốc tiến độ thực hiện, tổ chức báo cáo…

Tổ chuyên môn có nhiệm vụ nhận xét về các đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, các bài viết cho tập san bộ môn.

Tổ chuyên môn được tổ chức sản xuất tập san bộ môn nội bộ khi được Ban giám hiệu nhà trường đồng ý và hỗ trợ kinh phí.

- Quản lý hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học của học sinh.

+ Mục đích: Góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tiếp cận và tập dượt các phương pháp nghiên cứu khoa học. Giải quyết một số bài tập khoa học và thực tiễn của bộ môn.

+ Yêu cầu: Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh. Phù hợp với nội dung của chương trình môn học ở bậc THPT. Không ảnh hưởng đến học tập chính khóa của học sinh.

+ Nội dung và hình thức tập dượt nghiên cứu khoa học: Tập nghiên cứu các bài tập khoa học, viết bài và những kinh nghiệm học thuộc về các bộ môn dưới sự

hướng dẫn của GV giảng dạy. Tham gia triển khai áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề về nội dung bộ môn, về phương pháp học của bộ môn. Tham gia các hội thảo khoa học, các buổi sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ môn học.

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chuyên môn. Hồ sơ chuyên môn của GV là phương tiện phản ánh quá trình QL có tính khách quan và cụ thể giúp Ban giám hiệu nắm chắc hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV.

Có thể nói hồ sơ chuyên môn của GV là một trong những cơ sở pháp lý để nói lên việc thực hiện nền nếp chuyên môn, việc chuẩn bị đầu tư cho bài giảng của GV.

Nhưng hồ sơ chuyên môn của GV không thể xem đồng nghĩa với năng lự giảng dạy của GV trên lớp. Nó chỉ là điều kiện cần chứ không phải đủ. Trong quá trình QL Ban giám hiệu cần hướng dẫn cụ thể yêu cầu của từng loại hồ sơ. Hiệu trưởng cùng với Hiệu phó chuyên môn và Tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động dạy và học.

- Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học của tổ.

Để đảm các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động khác, tổ phải được trang bị phòng bộ môn, các thiết bị thí nghiệm, hóa chất, đồ dùng dạy học…Tổ và nhóm phải có trách nhiệm sử dụng và QL đúng mục đích và phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn các tài sản này. Tổ phải có kế hoạch dự trù kinh phí để duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản hàng năm. Tổ phải có kế hoạch xin đầu tư bổ sung, đổi mới trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Kết luận chương 1

Thông qua việc QL hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường với những biện pháp cụ thể tạo ra cho người GV một phong cách làm việc tập thể, sự chia sẻ kiến thức, kỹ năng giảng bài. Thông qua sự thống nhất mục tiêu bài giảng, thông qua dự giờ, thông qua những hoạt động ngoại khóa, thông qua trao đổi chuyên đề…tạo ra một phong trào sâu rộng trong việc học tập, nâng cao chuyên môn về kiến thức cũng như năng lực sư phạm. Làm cho bài giảng của GV ngày càng tiến gần với yếu cầu của GV hiệu nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Việc chỉ đạo trực tiếp sâu sát của Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học. Đòi hỏi Ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường, tổ trưởng chuyên môn phải

hiểu hết nội dung, yêu cầu cần QL để đưa ra những quyết định QL vừa mang tính nghiêm chỉnh, chính xác nhưng lại vừa mềm dẻo linh hoạt để đưa hoạt động dạy của thầy vào nền nếp kỷ cương nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo khoa học của người GV trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Quản lý tổ chuyên môn là cấp QL trực tiếp nhất trong các hoạt động QL của nhà trường. Với những nội dung QL như trên tổ trưởng, tổ phó chuyên môn (nhóm trưởng bộ môn) là những người QL cấp “tuyến lửa” đòi hỏi phải có những kiến thức và năng lực QL để thực hiện tốt các chức năng QL nhất là QL GD trong nhà trường như chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra. Đồng thời phải biết vận dụng và triển khai các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78 (Trang 49 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)