Vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78 (Trang 36 - 38)

Để có được những tác động thực sự đến thành tựu của học sinh, chúng ta cần phải xét đến vai trò then chốt của GV. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh cho luận điểm này. Người ta đã chứng minh được rằng một học sinh trung bình trong một năm học làm việc với một GV giỏi họ sẽ tiến bộ nhanh hơn so với sự tiến bộ của học sinh trung bình làm việc với một GV kém trong cả một cấp học. Hiển nhiên, một GV giỏi phải có kiến thức uyên bác nhưng cũng khó mà tìm được sự đồng thuận về việc hiểu thế nào là một GV giỏi. Sự bất đồng về định nghĩa này được bổ trợ bằng những nghiên cứu cho rằng không có mô hình đơn nhất về GV hiệu nghiệm. Các GV có những nhân cách, phong cách khác nhau và công việc của họ có thể được đánh giá trên những cơ sở khác nhau. Trong khi GV có thể dạy cho học sinh nhiều vấn đề, nhiều sự kiện như lòng ham học, sự hiểu biết xã hội, nỗi đam mê cống hiến cho cộng đồng thì tính hiệu nghiệm của GV lại chỉ được phán xét về phương diện kết quả học tập có tính học thuật của học sinh mà thôi.

Về tính hiệu nghiệm của GV phần nhiều những nghiên cứu đã sử dụng các công cụ cố gắng kết nối một số lượng nhất định những nhân tố liên kết GV với thành tựu của học sinh. Các nhân tố đó thường bao gồm:

- Chất lượng truyền thụ của GV, nghĩa là tính trật tự của sự trình bày, sự rõ ràng của các mục đích, sự liên kết với các tài liệu và khái niệm đã học cũng như việc sử dụng đánh giá thông tin phản hồi.

- Sự thích hợp của việc truyền thụ với khả năng, năng lực của học sinh, với những tri thức sẵn có, với việc phân loại học tập khác nhau và việc sử dụng hoạt động nhóm khi thích hợp.

- Khích lệ khen ngợi: Sự khích lệ, khen ngợi của GV được sử dụng để động viên học sinh và tăng tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh.

- Việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả trong việc sử dụng tài liệu giáo khoa cũng như điều khiển học sinh làm bài tập và tự học.

Những bằng chứng có tính kinh nghiệm chủ nghĩa của các nghiên cứu về tính hiệu nghiệm của GV chứng tỏ sự thông dụng của các hành động mà GV tham gia, thực hiện nhằm tạo nên thành tựu cho học sinh, những thành tựu đó liên hệ chặt chẽ với bối cảnh học tập của học sinh.

Những hành vi chủ yếu của GV bao gồm: - Đặt mục đích rõ ràng.

- Xây dựng nội dung bài giảng. - Trình bày khúc chiết, rõ ràng. - Quản lý tốt lớp học.

- Đặt yêu cầu cao cho học sinh.

- Sử dụng các câu hỏi có độ khó từ thấp đến cao để giữ nhịp làm việc cho học sinh và kiểm tra sự thấu hiểu của các em.

- Tạo cơ hội cho học sinh thực hành những điều được dạy bao gồm bài tập về nhà cũng như ở lớp.

- Đánh giá thường xuyên thông qua trắc nghiệm, hướng dẫn, sửa chữa và xử lý thông tin phản hồi khác nhau.

Những GV hiệu nghiệm có xu hướng tin vào năng lực dạy học của họ, vào sự quan tâm chu đáo đến việc dạy học và học sinh của họ. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc học tập của học sinh sẽ tốt hơn khi các em được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tích cực, khi GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng, khi nhịp độ truyền thụ kiến thức cho các học sinh khác nhau được biến đổi thông qua việc sử dụng nhiều biện pháp bài tập cá nhân, hoạt động nhóm, bạn bè hỗ trợ…để đạt được mục đích nhận thức cao hơn. Việc học tập phát hiện, các thao tác qui nạp, việc dạy để thấu hiểu, phương pháp phán đoán các hoạt động và các kỹ thuật thí nghiệm (đã được hướng dẫn) sẽ có hiệu quả cao hơn.

Như vậy, qua nghiên cứu vai trò của người GV ta thấy rõ chất lượng của đội ngũ GV quyết định trực tiếp đến chất lượng của học sinh. Hay nói một cách khác muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy - học thì một yêu tố không thể thiếu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ.

1.5. Tổ chuyên môn và việc quản lý của Ban giám hiệu đối với các tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn trong trường THPT là xương sống tạo nên chất lượng của nhà trường. Tổ chuyên môn được cấu tạo bởi các thành viên có cùng chuyên môn (tổ văn, tổ toán, tổ lý…). Mỗi tổ chuyên môn phải đảm nhiệm dạy tốt một môn học (có thể vài ba môn nếu tổ ghép). Như vậy, mỗi tổ chuyên môn có đặc trưng riêng. Các thành viên trong tổ luôn được gắn kết chặt chẽ với nhau thực hiện nhiệm vụ chung của tổ. Người tổ trưởng là người nhạc trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của tổ mình, nhận quyết định từ Ban giám hiệu, triển khai chỉ đạo hoạt động của tổ mình. Việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu của tổ dựa trên năng lực chuyên môn của các thành viên.

Việc nâng cao năng lực đội ngũ GV là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng dạy học. Muốn làm được điều đó việc đề ra các biện pháp QL của Ban giám hiệu đến tổ, nhóm chuyên môn phải làm sao cho các thành viên trong tổ chuyên môn tích cực tham gia vào hoạt động chung để xây dựng bài giảng tạo ra được nếp làm việc tập thể, trao đổi chuyên môn sẽ góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, nâng cao chất lượng dạy học.

Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành mà con người tiếp thu được, qua đó tạo lập để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo phân công của xã hội.

Quản lý hoạt động chuyên môn là công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chuyên môn của các tổ bộ môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của GV, gồm những nội dung sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)