Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề QL GD. QL nhà trường để làm cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng phát triển GD, thực trạng của tổ chuyên môn và thực trạng QL tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78. Qua khảo sát chín biện pháp QL hoạt động tổ chuyên môn đang được áp dụng trong nhà trường. Tác giả thấy công tác QL hoạt động tổ chuyên môn ở trường Hữu nghị T78 có thể tiến hành bằng 8 biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng đội ngũ GV, tổ trưởng chuyên môn đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu mang tính ổn định lâu dài
- Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ QL tổ chuyên môn trong nhà trường
- Biện pháp 3: Xây dựng các văn bản pháp quy chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn và tổ chức thực hiện tốt các quy định đã được ban hành
- Biện pháp 4: Đổi mới công tác QL GV theo hướng xây dựng, phát triển và tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
- Biện pháp 5: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn một cách sát thực với điều kiện cụ thể của nhà trường
- Biện pháp 6: Tăng cường chỉ đạo việc thống nhất mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài giảng trong từng nhóm chuyên môn, kiến thức cần kiểm tra cho từng chương, phù hợp với đối tượng học sinh
- Biện pháp 7: Tăng cường chỉ đạo công tác tự học, tự bồi dưỡng trên cơ sở phân công chuyên đề cho các thành viên làm sâu một phạm vi kiến thức
- Biện pháp 8: Đổi mới QL hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của tổ chuyên môn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến trưng cầu của lãnh đạo, các phòng, ban, hội đồng GV trong nhà trường...Quá trình lấy ý kiến được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia Bước 2: Lựa chọn chuyên gia .
Tác giả lựa chọn 60 chuyên gia là các ông, bà hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng, tổ trưởng chuyên môn đang trực tiếp QL công tác hoạt động của tổ chuyên môn và các GV đang giảng dạy ở trường Hữu nghị T78.
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.
Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, tác giả trực tiếp đến gặp từng chuyên gia để trao đổi mục đích của việc trưng cầu ý kiến, đồng thời xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
Trong phần trưng cầu ý kiến tác giả khảo sát trên 2 lĩnh vực:
- Nhận thức về mức độ cần thiết của 9 biện pháp đề ra có 3 mức độ. + Rất cần thiết.
+ Cần thiết + Ít cần thiết
+ Rất khả thi + Khả thi + Ít khả thi
Sau khi lấy được các phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành mã hoá điểm ở các mức độ như sau:
Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi cho 3 điểm. Mức độ 2: Cần thiết và khả thi cho 2 điểm.
Mức độ 3: Ít cần thiết, ít khả thi cho 1 điểm.
Sau đó tác giả lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc để từ đó đưa ra kết luận như bảng sau: