Tình hình kinh tế, chính trị

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 45)

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011- 2015, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tỉnh Thái Bình cũng gặp nhiều khó

40

khăn thách thức. Nhưng với sự cố gắng của các cấp, ngành, tình hình kinh tế xã hội tỉnh đạt kết quả khá.

Tổng sản phẩm GDP ước đạt 12.574 tỷ đồng (tăng 10,12%). Tổng giá trị sản xuất ước đạt 25.723 tỷ đồng (tăng 11,76% so với năm 2010), trong đó khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,76%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,5%, khu vực dịch vụ tăng 11,7%.

Cơ cấu kinh tế: khu vực 1 chiếm 33,3%, khu vực 2 chiếm 33,05%, khu vực 3 chiếm 33,92%. Bình quân GDP đầu người ước đạt 20,68 triệu đồng.

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,1%/năm. Diện tích cây vụ đông, cây màu có hiệu quả kinh tế cao được mở rộng, tích cực chuyển đổi 1.330 ha cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi, trồng cây, con có hiệu quả kinh tế cao hơn;

Chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển khá. Đã hình thành một số trang trại quy mô lớn, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 9,6%/năm; Thuỷ sản phát triển mạnh cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến. Năm 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 769,8 tỷ đồng.

Sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá cao. Các khu vực sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng, trong đó khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 24%/năm và 92%/năm). Mạng lưới các khu, cụm công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển. Tỉnh được Chính phủ chấp thuận cho quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.213,4 ha, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh. Giá trị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Nghề và làng nghề tiếp tục phát triển; có 219 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn, giải quyết việc làm cho 175 nghìn lao động. Giá trị sản xuất nghề, làng nghề chiếm 26% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

41

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%/năm; tổng mức bán lẻ tăng 22,2%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 34,6%/năm. Một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Việc tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với các giá trị văn hoá truyền thống được chú trọng. Các dịch vụ vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm ... phát triển mạnh. Các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh được tạo điều kiện phát triển.

Công tác quy hoạch và đầu tư, xây dựng được thực hiện tích cực. Đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, khu, cụm công nghiệp và văn hoá, xã hội. Đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới ở 8 xã và quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã. 100% hộ dân có điện sinh hoạt; dịch vụ nước sạch, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển. Số ngưòi sử dụng điện thoại di động, cố định, internet ngày càng nhiều.

Công tác an ninh quốc phòng được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tốt và đạt được nhiều kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển vững chắc.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)