Phát động phong trào tự làm đồ dùng và

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 105)

sưu tầm TBDH trong nhà trường. 83,5 16,5 0 74,4 25,6 0

6

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trong nhà trường

79,5 20,5 0 51,3 48,7 0

97 Kết quả khảo sát cho thấy: Kết quả khảo sát cho thấy:

* Về tính cấp thiết của các biện pháp.

Nội dung trả lời. “Không cần thiết” là không có phiếu nào Nội dung trả lời. “Cần thiết” và “Rất cần thiết” là 100%

Như vậy các biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả TBDH của Hiệu trưởng là cần thiết.

* Về tính khả thi của các biện pháp:

Xét về tính khả thi của các biện pháp thì đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi. Tuy nhiên còn một số ý kiến băn khoăn về xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng hiệu quả TBDH, nội dung này là vấn đề mà các trường THPT trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, trong quá trình thực hiện biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường và sự phối hợp của các cấp. Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả TBDH ở các trường THPT mà tác giả đưa ra các giải pháp nêu trên sẽ có tác dụng thiết thực đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH ở trường THPT đã trình bày ở chương 1 qua khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH ở các trường THPT của tình Thái Bình ở chương 2 Từ các căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý TBDH trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp, cho phép tác giả luận văn đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH trong các trường THPT của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. Nếu được triển khai áp dụng phổ biến sẽ nâng cao hiệu quả trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH không chỉ đối với các

98

trường THPT công lập của tỉnh Thái Bình nói riêng mà còn cho tất cả các trường học cấp THPT trong tỉnh nói chung, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

TBDH là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vai trò và những khả năng sư phạm của nó đã được lý luận dạy học khẳng định. Hiệu trưởng phải là người có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của TBDH trong mọi quá trình sư phạm của nhà trường, đồng thời làm cho các thành viên của hội đồng sư phạm và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa TBDH với phương pháp và chất lượng dạy học. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện TBDH, đồng thời là người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của TBDH trong mọi vấn đề đặt ra bằng mọi biện pháp.

TBDH là một thành phần cấu trúc, một điều kiện rất quan trọng, không thế thiếu của quá trình dạy học và giáo dục của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT. Nó giúp cho học sinh hiểu rõ bài dạy và tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn, tạo được niềm tin khoa học vào kiến thức mà các em chiếm lĩnh, hình thành kĩ năng, kỹ xảo, biết trải nghiệm và vận dụng chúng vào thực tiễn.

Sách giáo khoa và TBDH cùng mang thông tin dạy học nhưng cách thể hiện nội dung đó theo thế mạnh của từng loại, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Chương trình, sách giáo khoa đã quy định nội dung kiến thức chuẩn, TBDH phải thể hiện chính xác nội dung đó. Do PPDH đổi mới, TBDH phải là công cụ giúp tổ chức quá trình nhận thức của học sinh một cách tích cực, chủ động và hiệu quả.

Luận văn đã làm rõ khái niệm TBDH; vai trò, vị trí của TBDH; các cách phân loại, các yêu cầu và nguyên tắc sử dụng TBDH…Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường THPT, các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH. Bên cạnh đó, giúp cho Hiệu trưởng các trường THPT có biện pháp chỉ đạo giáo viên đổi mới việc sử dụng TBDH trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống với hướng tiếp cận phương pháp dạy

100

học hiện đại, kết hợp kiểm tra đánh giá một cách khoa học chính xác, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học đáp ứng được mục tiêu GD&ĐT nói chung và bậc học nói riêng mà Đại hội Đảng các cấp đã nêu, cũng như đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã khái quát được những nét cơ bản tình hình KTXH, tình hình phát triển GD&ĐT của Thái Bình nói chung và của cấp học THPT nói riêng. Đặc biệt luận văn đã tập trung khảo sát, đánh giá một cách chi tiết thực trạng và quản lý TBDH ở các trường THPT. Thực trạng công tác quản lý TBDH đã được khảo sát và đánh giá dựa trên cơ sở các chức năng, nội dung và nhiệm vụ quản lý TBDH mà Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Công tác quản lý của Hiệu trưởng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn bộc lộ những thiếu sót, chưa phát huy được hiệu quả TBDH trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học, ý thức sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy chưa thật sự trở thành động lực bên trong của giáo viên và học sinh. Công tác tự làm TBDH chưa trở thành phong trào thường xuyên ở các trường. Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu, các TBDH hiện đại cần được trang bị còn ít, công tác xã hội hoá TBDH còn nhiều hạn chế. Hình thức trang bị TBDH hiện nay còn mang nặng cơ chế tập trung, bao cấp, chưa mạnh dạn giao hẳn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường.

Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá về thực trạng quản lý của Hiệu trưởng trường THPT đối với việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH của đội ngũ giáo viên các trường THPT ở tỉnh Thái Bình. Qua đó, Hiệu trưởng các trường THPT đã nhận thức được vai trò quan trọng của TBDH với hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó xây dựng được một hệ thống biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số khâu của từng nội dung quản lý TBDH

101

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)