5 Góp phần đổi mới phương pháp học:
2.4.1. Thực trạng quản lý việc trang bị
Hiệu trưởng cácc trường đã có sự quan tâm tới công tác TBDH, đã phân công một phó hiệu trưởng quản lý, theo dõi công tác thiết bị thư viện nhưng chưa có biện pháp giám sát chặt chẽ. Hàng năm các trường đều có kế hoạch đầu tư trang bị CSVC và TBDH nhưng chủ yếu chỉ là kế hoạch về xây dựng CSVC còn TBDH đa số vẫn trông chờ việc cấp phát từ trên, chưa có kế hoạch cụ thể về trang bị TBDH. Việc mua sắm thiết bị bổ sung, nhất là các thiết bị hiện đại chủ yếu mang tính tự phát, đáp ứng nhu cầu trước mắt. Chưa tổ chức điều tra nắm rõ thực trạng thiết bị hiện có, số hiện còn sử dụng tốt, số hỏng, số cần phải bổ sung, để từ đó lập dự toán, cân đối kinh phí (số kinh phí
65
nhà trường có thể đáp ứng, số kinh phí cần phải huy động bổ sung có thể đáp ứng), trên cơ sở đó lập danh mục thiết bị cần bổ sung theo mức độ ưu tiên: rất cần thiết, cần thiết, chưa cần ngay, khắc phục bằng cách khác…để tổ chức mua sắm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Việc tổ chức mua sắm cũng còn bất cập về quy trình: tìm nguồn cung ứng, khảo sát giá cả, tính năng tác dụng, đặc điểm kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ… Việc tổ chức nghiệm thu thiết bị khi được mua về chưa đảm bảo, còn mang tính hành chính, chưa có cán bộ có chuyên môn kiểm tra các thông số kỹ thuật, vận hành, làm thử để đánh giá chất lượng thiết bị. Số lượng thiết bị dạy học hiện đại (TBDH có ứng dụng công nghệ thông tin) chưa đáp ứng được nhu cầu của đa số giáo viên.
Hiệu trưởng các trường tuy đã chỉ đạo cán bộ có trách nhiệm vào sổ tài sản của đơn vị những thiết bị được mua sắm bổ sung, song việc bàn giao thiết bị cho người sử dụng chưa được chú ý, chưa cập nhật vào sổ bàn giao tài sản.
Cuối năm, các trường đều tổ chức kiểm kê, thống kê tài sản trong đó có TBDH, song việc làm này chủ yếu mang tính hành chính, chỉ tập trung vào số lượng, chưa chú ý đến chất lượng, chưa chú ý đến từng chi tiết.