5 Góp phần đổi mới phương pháp học:
5.2 Không khí học tập trong lớp sôi nổi hơn, thân thiện hơn
5.3 Giáo viên và học sinh hiểu biết nhau hơn 73 3
5.4 Hiệu quả giờ học cao hơn 65 4
5.5 Góp phần phát triển tư duy 49 5
Nhận xét bảng 2.9:
Về lí luận dạy học thì học sinh ở các trường THPT là chủ thể của hoạt động nhận thức. Về thực tiễn thì học sinh là người trực tiếp tiếp nhận hiệu quả sử dụng TBDH do giáo viên sử dụng hoặc do học sinh trực tiếp sử dụng. Vì vậy những thông tin thu nhận từ các học sinh là rất quan trọng bởi nó mang tính khách quan cao. Tuy nhiên cũng có những thông tin "bị nhiễu" do góc độ nhận thức của các học sinh bị hạn chế, vì vậy cần xem xét, nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể.
64
Một là, tần suất sử dụng: Khi so sánh 3 chỉ số đầu thì tỉ lệ số phiếu trả lời của học sinh đều thấp hơn tỉ lệ số phiếu trả lời của giáo viên (65%), tỉ lệ phiếu trả lời của học sinh là thấp hơn (26,5%) .
Hai là, mức độ và thái độ sử dụng: Phần lớn học sinh (52,8%) thiếu thời gian tìm hiểu khai thác các tính năng của TBDH.
Ba là, tính thành thạo trong sử dụng: Do trình độ có hạn nên phần lớn học sinh còn lúng túng khi sử dụng TBDH (75,3%) và luôn cần đến sự hướng dẫn của giáo viên (64,3%).
Bốn là, tính kinh tế (hiệu quả): 68% học sinh khẳng định giờ học có TBDH giúp kết quả học tập của học sinh được tăng lên, 62% nhận thấy giờ học có TBDH giúp các em rèn luyện nhiều kĩ năng.
Năm là, góp phần đổi mới phương pháp dạy học: Năm chỉ số đánh giá ở câu 5 đã cho thấy giờ học có sử dụng TBDH sẽ làm cho học sinh tích cực học tập hơn, làm tăng khả năng hợp tác giữa các nhóm và giữa các học sinh trong cùng một nhóm (81%), không khí học tập trong lớp sôi nổi hơn (73%), hiệu quả giờ học cao hơn (65%).