Thực trạng về chất lượng của thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 57)

Qua phiếu điều tra và qua thực tế thanh tra, kiểm tra hàng năm, thực trạng về chất lượng TBDH chất lượng TBDH được thể hiện ở bảng 2. 6 sau đây:

Bảng 2.6: Chất lượng TBDH hiện nay ở các trường THPT công lập

Mức độ Đối tượng Tốt Khá Trung bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) CBQL 3 11.5 11 42.3 10 38.5 2 7.7 Giáo viên 38 12.2 142 45.5 98 31.4 34 10.9 Qua bảng trên, có 14 CBQL (tỷ lệ 53.8%) và 180 giáo viên (tỷ lệ 57.7%) cho rằng TBDH hiện nay ở các trường có chất lượng khá tốt; 10 CBQL (tỷ lệ 38.5%) và 98 giáo viên (tỷ lệ 31.4%) cho rằng TBDH có chất lượng trung bình, còn một bộ phận CBQL và giáo viên chất lượng TBDH kém. Như vậy, đa số CBQL và giáo viên đánh giá chất lượng TBDH ở mức độ khá tốt; thực tế qua điều tra cho thấy chất lượng thiết bị chưa đảm bảo, trong năm đầu tiên sử dụng độ chính xác còn đảm bảo và thực hiện các thí nghiệm cơ bản thành công. Nhưng đến các năm tiếp theo thường xảy ra sự cố như không tiếp điện, mạ kim loại trên các gương cầu, gương lõm, giá đỡ bị

53

tróc; các chi tiết bằng nhựa có độ bền kém, bị cong, dễ gãy, nứt, rơi rụng; tuổi thọ của bóng đèn máy chiếu thấp; thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, chất lượng âm thanh không đảm bảo; các mô hình bộ môn Sinh học, Công nghệ cong vênh, gẫy rụng; các vật liệu bằng sắt bị hoen gỉ, hóa chất kém tác dụng; các thiết bị thuỷ tinh không chịu được nhiệt độ cao…. Vấn đề này đã được cơ quan chức năng (Vụ KH-TC) của Bộ GD&ĐT đánh giá như sau: “Mặc dù chất lượng thiết bị trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại không ít hạn chế. Cụ thể là số chi tiết thiết bị chưa được đảm bảo yêu cầu, đặc biệt thiết bị chưa mang tính hiện đại, chưa được chú trọng đầu tư như một loại hàng hoá “công nghiệp”, chưa thể hiện rõ tính liên thông, còn trùng lặp qua các năm triển khai ở các khối lớp khác nhau; bên cạnh đó, cơ cấu ở một số chi tiết thiết bị chưa thật hợp lý (đặc biệt là tranh ảnh còn nhiều) chưa thật sự thuận lợi cho người sử dụng. Việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc giảng dạy, sử dụng TBDH ở các trường còn hạn chế do CSVC, ngân sách đầu tư hằng năm và trình độ giáo viên”

Hàng năm, dựa theo nhu cầu sử dụng của giáo viên, các trường đều đầu tư kinh phí không nhỏ để sửa chữa, thay thế, bổ sung, mua sắm mới thiết bị dạy học đã hỏng.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)