5 Góp phần đổi mới phương pháp học:
2.4.6. Phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông
quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông
Công tác TBDH của các trường THPT ở Thái Bình còn một số bất cập, hạn chế như trên có thể nói một phần là do điều kiện khách quan nhưng phần lớn vẫn là do những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường và CBQLGD các cấp. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể được kể đến như sau:
2.4.6.1. Nguyên nhân khách quan
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay, Nhà nước ta cần nguồn ngân sách rất lớn để đầu tư, song không thể có đủ kinh phí để trang bị đồng bộ TBDH trên cả nước cùng một lúc. Mặt khác Thái Bình là tỉnh thuần nông, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản không nhiều, nguồn kinh phí hàng năm chủ yếu trông chờ vào NSNN cấp, nên việc huy động các nguồn lực từ xã hội cho việc mua sắm TBDH gặp nhiều khó khăn.
72
Kinh phí đầu tư trang bị TBDH cho các trường còn hạn hẹp song việc cung ứng lại thường chậm, thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ. CBQL nhận thức chưa thực sự đầy đủ, chưa đánh giá cao việc sử dụng TBDH của giáo viên, chưa quyết tâm và chú trọng chỉ đạo các nhà trường sử dụng có hiệu quả TBDH, chưa thường xuyên tổ chức hội thi làm và sử dụng đồ dùng TBDH nên giáo viên chưa thấy rõ được tác dụng và hiệu quả của TBDH. Chưa tổ chức cho cán bộ giáo viên phụ trách thiết bị thí nghiệm, thư viện tham quan thực tế ở những đơn vị làm tốt công tác TBDH.
2.4.6.2. Nguyên nhân chủ quan
Sở GD&ĐT và các trường THPT chưa có kế hoạch chiến lược về trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Do điều kiện kinh phí và do CSVC của các nhà trường còn thiếu nên trang bị TBDH còn mang tính chấp vá, những thiết bị hiện đại như: Cassette, đầu video, máy vi tính, máy chiếu projector, bảng tính thông minh, phần mềm dạy học bộ môn… không đủ để sử dụng, hoặc chưa có điều kiện sử dụng thường xuyên
Một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đó là giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý nhận thức chưa đầy đủ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học. Nếp nghĩ và thói quen dạy chay, an phận, ngại đổi mới dường như đã hằn sâu trong nhiều CBGV nên việc ngại sử dụng TBDH khi lên lớp xảy ra khá phổ biến, giáo viên ít được tiếp xúc với các TBDH hiện đại, công nghệ tiên tiến để sử dụng trong quá trình dạy học nên hiệu quả sử dụng không cao.
Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên nên hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT ở Thái Bình chưa cao, đòi hỏi phải đổi mới công tác quản lý TBDH bằng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH và góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
73
Tiểu kết chương 2
Từ kết quả khảo sát, kiểm tra công tác quản lý TBDH tại các trường THPT cho thấy, phần lớn các trường chưa có kế hoạch trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH dài hạn, chưa quan tâm đến đầu tư mua sắm TBDH, nhất là các thiết bị hiện đại tổ chức thực hiện kế hoạch còn hạn chế. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng TBDH chưa tốt, chưa thường xuyên. Việc quản lý, sử dụng TBDH trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng sử dụng; chưa chú ý nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về quản lý, sử dụng TBDH. Các TBDH hiện có và được mua sắm thêm chưa đảm bảo chất lượng. TBDH tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay. Số phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm, kho chứa thiết bị còn thiếu, hệ thống tủ giá chưa đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng; máy chiếu Projector, máy vi tính và một số TBDH có giá trị cao chưa nhiều, chưa đồng đều giữa các trường. Tỷ lệ máy vi tính tính theo đầu học sinh còn thấp. Diện tích khuôn viên một số trường ở các khu trung tâm còn chật, hầu hết các trường không có nhà tập đa năng. Với số lượng TBDH như hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo viên THPT trong quá trình giảng dạy nên vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học hiệu quả chưa cao. Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH nhưng cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ý còn có hiện tượng thất thoát, lãng phí; CBQL chưa tăng cường kiểm tra đánh giá số lượng chất lượng và sử dụng TBDH.
Quản lý việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH chưa đạt hiệu quả cao vì một số lý do chủ yếu sau đây:
Nhận thức của CBQL, giáo viên, cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm và học sinh chưa đúng về TBDH và sử dụng TBDH.
74
Sự hiểu biết và kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên và học sinh còn hạn chế.
CSVC không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế, quy định về sử dụng TBDH chưa rõ ràng
Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình, SGK, đổi mới phương pháp giảng dạy thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo của ở Thái Bình phát triển cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế trên.
75
CHƯƠNG 3