Thực trạng bảo quản thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)

Các trường THPT công lập ở Thái Bình có CSVC sư phạm tương đối khang trang và khá đầy đủ TBDH, đã có phòng học bộ môn, kho chứa thiết bị, thí nghiệm, thư viện.

Phòng chứa thiết bị thí nghiệm đều có tủ, giá, kệ để trưng bày. Hầu hết các đơn vị đều sắp xếp, bố trí TBDH theo PHBM, theo từng môn, khối riêng biệt, khá hợp lý, cơ bản đảm bảo quy trình kỹ thuật. Có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên, cuối mỗi năm học đều tổ chức kiểm kê, đánh giá số lượng, chất lượng thiết bị.

54

Qua khảo sát và kiểm tra ở trường THPT toàn tỉnh, việc bảo quản TBDH của các trường được thể hiện như sau:

Có 5 trường (19.2%) tự đánh giá việc bảo quản TBDH đảm bảo, 15 trường đánh giá khá tốt (57.7%), 4 trường đánh giá công tác bảo quản bình thường (15.4%), 2 trường tự đánh giá chưa tốt (7.7%).

100% số trường có văn bản quy định cụ thể về việc sử dụng, bảo quản TBDH; 26/26 trường có sổ sách quản lý TBDH, có 259/312 (82.8%) giáo viên và 22/26 (84.6%) CBQL được hỏi có nhận xét tốt về hệ thống sổ sách TBDH của nhà trường, số còn lại đều cho nhận xét khá.

Công tác tập huấn bảo quản và sử dụng thiết bị được quan tâm. Sau mỗi đợt mua sắm, trang bị mới, Sở GD&ĐT cùng với các đơn vị cung ứng đều tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị cho CBQL, giáo viên phụ trách các bộ môn, cán bộ thư viện, thiết bị.

Tuy nhiên, hầu hết giáo viên phụ trách thiết bị, thư viện là giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng, chưa có nghiệp vụ về công tác TBDH nên việc sắp xếp thiết bị, đồ dùng dạy học chưa thực sự khoa học, bảo quản TBDH chưa đúng cách. Việc kiểm kê mới dừng ở hình thức đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu, hỏng sau mỗi năm học, chưa mang tính thường xuyên để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa đúng thời điểm. Nhiều CBQL chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo quản TBDH, một số đơn vị chưa đủ phòng, kho đảm bảo để chứa thiết bị còn trình trạng để lẫn lộn, tiện đâu để đó (nhất là đồ dùng giảng dạy bộ môn GDTC), việc vệ sinh phòng máy vi tính và các thiết bị điện tử chưa thường xuyên, không đúng quy trình nên dẫn đến tình trạng hư hỏng nhiều.

Có thể nói việc bảo quản TBDH ở các trường THPT đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường thường xuyên cần quan tâm chú ý đến công tác bảo quản để TBDH được sử dụng hiệu quả lâu dài.

55

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)