Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 29)

Nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác GD&ĐT. Nó chịu sự quản lý trực tiếp của cấp QLGD đồng thời nhà trường cũng là một hệ thống độc lập, tự quản. Việc quản lý nhà trường phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển nhà trường.

Nhà trường là một tổ chức giáo dục mang tính Nhà nước, xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ, nó là tế bào cơ sở, là chủ chốt của bất cứ hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, nhà trường nói chung vẫn là khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý, lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Do đó quản lý trường học nhất thiết phải vừa có tính chất Nhà nước, vừa có tính chất xã hội.

22

Trong cuốn "Cơ sở lý luận của khoa học QLGD", tác giả M.I.Kônđacốp đã viết " Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về mặt kinh tế xã hội, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên". [24, tr. 316]

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Việc quản lý nhà trường phổ thông (có thể mở rộng ra là việc QLGD nói chung) là quản lý hoạt động dạy, học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục". [14, tr. 71]

Cũng theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh". [15, tr. 71]

Theo tác giả Trần Kiểm. "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. 21, tr. 29

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng: "Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục" [36, tr. 34].

Giáo trình QLGD và đào tạo của Trường Cán bộ QLGD Trung ương 2 nêu rằng, quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động: Tác động của những chủ thể quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường (là những tác động quản lý của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc những chỉ dẫn những quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp

23

đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm định hướng phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó); tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường (bao gồm các hoạt động: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học - giáo dục, quản lý CSVC trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng). [43]

Như vậy, quản lý nhà trường chính là QLGD trong phạm vi xác định, đó là nhà trường - đơn vị giáo dục cơ sở. Quản lý nhà trường là quản lý có tính chất chung đó là quản lý quá trình hoạt động được thực hiện trên những nguyên lý, những cơ sở chung của quy luật quản lý, đồng thời quản lý nhà trường có nét riêng mang tính đặc thù của QLGD. Do vậy, quản lý nhà trường cần phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý, QLGD để đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng tới mục tiêu đào tạo chung.

Tóm lại: Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD. Thực chất của quản lý nhà trường, suy cho cùng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ. Là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùng công tác quản lý trường học là vô cùng quan trọng bao gồm sự quản lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường. Người làm công tác quản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên hệ chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.

Người ta có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm các thành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

24

Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học

M : Mục tiêu dạy học N : Nội dung dạy học P : Phương pháp dạy học Th : Thầy Tr : Trò ĐK : Điều kiện QL : Quản lý 1.2.4. Phương pháp quản lý 1.2.4.1. Phương pháp quản lý Các phương pháp quản lý là tổng thể các cách hình thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra.[16, tr. 102]

1.2.4.2. Phương pháp quản lý giáo dục

Phương pháp QLGD là tổ hợp những cách thức tiến hành hoạt động QLGD để thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Thực chất của phương pháp QLGD trong nhà trường, đó là phương thức tác động của người hiệu trưởng tới nhận thức, tình cảm và hành vi của cá nhân và tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, của học sinh và tập thể học sinh nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến của nhà trường. Sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý có thể theo 2 phương thức cơ bản là bắt buộc và động viên khuyến khích.

Do vậy, phương pháp QLGD là các biện pháp, thủ thuật của cơ quan QLGD các cấp áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến.[16, tr. 103]

QL M M P Tr ĐK Th N

25

1.2.4.3. Các phương pháp quản lý giáo dục

Trong QLGD thường sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp tổ chức hành chính.

- Phương pháp tâm lý xã hội.

- Phương pháp kinh tế. [16, tr. 104]

1.2.5. Hiệu quả

Theo từ điển bách khoa toàn thư: Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.

Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự biến có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó. Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so với mục tiêu của cuộc điều tra đó.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)