2.1.2.2 Bồi dưỡng kiến thức về ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận buồng khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi (Trang 77 - 78)

55. Việc trang bị những kỹ năng nghiệp vụ cũng như những kiến thức về khách sạn cho nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Những kiến thức về khách sạn như giờ mở cửa các khu vực, thông tin về Nhà hàng, Bar, Spa, Bể bơi, hay các dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho du khách…là những kiến thức cơ bản mà bất kỳ nhân viên nào khi làm việc tại khách sạn phải nắm bắt được. Do đó, bồi dưỡng những kiến thức về ngành khách sạn cho nhân viên nhằm giúp nhân viên hiểu về ngành nghề họ đang làm việc đồng thời hạn chế những lỗi xảy ra trong quá trình phục vụ cũng như lấp đầy những lỗ hổng trong văn hóa kinh doanh khách sạn cho nhân viên, bồi đắp lòng yêu nghề, niềm đam mê hứng thú trong công việc.

56. Để đạt được điều đó, tác giả xin đề xuất một số biện pháp thực hiện:

 Nâng cao nhận thức về pháp luật, xã hội, môi trường kinh doanh khách sạn.

57. Nhân viên cần nhận thức được đặc điểm của môi trường làm việc, những điều nên làm và không nên, văn hóa giao tiếp ứng xử đối với khách hàng nhằm xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, an toàn và thân thiện với du khách. Đồng thời, mỗi nhân viên cần phải biết được trách nhiệm, bổn phận cũng như quyền hạn của họ trong doanh nghiệp.

58. Các văn bản pháp luật hiện hành về du lịch và Luật Du lịch đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của công dân làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Người lao động phải nắm bắt được những thông tin này sẽ hạn chế những sai sót và hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch. Tại cuốn Sổ tay lao động của khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi cũng đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên làm việc tại khách sạn.

 Nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên.

59. Nhân viên khi làm việc cần nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, khu vực được phân công và với cả những vị khách của mình. Một nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc khi họ biết rõ, họ nên làm gì, phải làm gì và phải hoàn thành công

việc một cách hiệu quả nhất chứ không phải bỏ giữa chừng. Ví dụ: Trường hợp khách muốn dùng dịch vụ trông trẻ (Baby Sister), nhân viên lúc này phải là người ý thức được trách nhiệm của mình đồng thời phải khéo léo linh hoạt trong công việc. Do đó, đối với nhân viên bộ phận Buồng, ý thức về công việc sẽ giúp nhân viên làm việc có hiệu quả.

60. Trên thực tế quan sát, nhận thấy vấn đề nhân viên am hiểu về ngành trong khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi còn hạn chế. Ví dụ: Nhân viên Buồng vẫn chưa nắm rõ được thông tin giờ mở cửa của nhà hàng khi khách hỏi. Mặc dù là nhân viên của bộ phận khác nhưng để đảm bảo chất lượng cũng như trau dồi thêm kiến thức, nhân viên bộ phận Buồng cũng cần phải hiểu và biết được những thông tin chung về khách sạn. Giám sát hoặc người hướng dẫn nên giới thiệu những thông tin cơ bản này trong các buổi học, cụ thể là mở đầu buổi học để nhân viên dễ nhớ, dễ tiếp thu hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận buồng khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi (Trang 77 - 78)