2.1.2.1 Các phương thức đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận buồng khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi (Trang 73 - 77)

 Định hướng đào tạo - Orientation.

39. Định hướng đào tạo (Orientation) là phương thức đào tạo giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp, công việc, trách nhiệm, nhiệm vụ mà họ phải thực hiện, nội quy của khách sạn, những điều họ nên và không nên làm trong khách sạn…

40. Khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi đã tổ chức các buổi học “Orientation” cho tất cả các nhân viên khi mới bắt đầu làm việc tại khách sạn bao gồm nhân viên đang trong thời gian thử việc và nhân viên thực tập (Trainee), được tổ chức một tháng một buổi học thường vào ngày đầu tháng. Tuy nhiên, trên thực tế các buổi học vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Ví dụ: nhân viên sau buổi học được hỏi lại thông tin qua các câu hỏi trắc nghiệm nhưng không nhận được hưởng ứng nhiệt tình từ phía học viên.

41. Tác giả xin đưa ra giải pháp này áp dụng thực hiện tại khách sạn Hotel de l’Opera nói chung và bộ phận Buồng nói riêng. Về nội dung, tổ chức đào tạo do

chuẩn nghề, các kỹ năng giải quyết tình huống, giao tiếp cho nhân viên Buồng, đưa ra một số câu Tiếng anh thông dụng sử dụng khi làm việc, các thuật ngữ của ngành. Hình thức này nhằm mục đích cho nhân viên nắm rõ trách nhiệm công việc cũng như các tiêu chuẩn mà học cần phải tuân theo ngay khi bắt đầu làm việc, thích nghi với môi trường làm việc một cách nhanh chóng.

 Đào tạo tại chỗ- On the job training.

42. Đào tạo tại chỗ là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của người lao động lành nghề hơn.

43. Khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi cũng áp dụng hình thức đào tạo này, biểu hiện rõ nhất là việc đào tạo trong lúc làm việc cho thực tập sinh. Quá trình đào tạo diễn ra có sự tham gia của một nhân viên chính thức và một nhân viên thực tập. Trong quá trình làm việc, nhân viên tập sự được chỉ bảo, hướng dẫn về công việc đồng thời cũng nhân được phản hồi nhanh chóng tại thời điểm thực hiện công việc. Do đó, nhân viên cũng khắc phục được những lỗi sai sót trong công việc của mình.

44. Bên cạnh đó, bộ phận Buồng cũng đã tổ chức một số buổi học để kiểm tra kiến thức nhân viên, tuy nhiên, công việc này được tiến hành nhanh chóng, nội dung ngắn và thiếu chuyên nghiệp. Ví dụ: buổi học được tổ chức tại một phòng khách đã hoàn thiện thủ tục thanh toán và rời khỏi khách sạn. Nhân viên thực hành tại phòng và được giám sát đánh giá. Song, chất lượng của buổi họp đạt hiệu quả chưa cao. Nhân viên chưa nghiêm túc trong quá trình học. Do vậy, bộ phận Buồng cũng cần tổ chức các buổi học chuyên nghiệp hơn, đồng thời nội dung nên tập trung vào vấn đề là các lỗi nhân viên hay mắc phải hay bị khách phàn nàn. Cuối mỗi buổi học, giám sát sẽ phát các tờ phiếu câu hỏi với nội dung về buổi học nhằm củng cố kiến thức và xác định năng lực của nhân viên. Từ đó điều chỉnh công tác đào tạo. Đồng thời nhân viên có thể ghi chép lại những thông tin của buổi học làm tư liệu học tập. Như vậy, bộ phận sẽ khắc phục được những hạn chế một cách kịp thời và hiêu quả.

45. Đây là phương pháp đào tạo giúp cho người được đào tạo có những kiến thức và kinh nghiệm ở những lĩnh vực khác nhau. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được trong quá trình đào tạo này sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Đào tạo chéo còn giúp học viên hiểu được cách thức phối hợp thực hiện công việc của các bộ phận khác nhau, làm gia tăng sự hiểu biết và xây dựng văn hóa tổ chức. Không chỉ vậy, đây còn là cách thức tốt giúp nhằm tránh đơn điệu của công việc.

46. Khách sạn Hotel de l’Opera áp dụng hình thức làm việc này đối với thực tập sinh. Khi có nhu cầu đào tạo chéo, cần phải căn cứ vào thời gian làm việc (>= 3 tháng) và thời điểm kinh doanh của khách sạn lúc đó có đang thực sự cần nhân viên cho bộ phận sinh viên mong muốn thực tập hay không. Nhân viên của mỗi bộ phận thường chuyên trách công việc của mình. Do đó, khách sạn nên tăng cường áp dụng hình thức đào tạo chéo cho nhân viên trong các bộ phận nhằm tăng cường khả năng thích ứng với công việc của nhân viên trong trường hợp bộ phận đó cần hỗ trợ. Thời gian áp dụng đào tạo chéo là vào mùa thấp điểm. Nhân viên được luân chuyển vị trí khác nhau làm việc, học hỏi thêm kỹ năng, kiến thức mà vẫn không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng tham gia bao gồm cả quản lý và nhân viên bộ phận. Nội dung đào tạo là những kiến thức tổng quan và những kỹ năng cơ bản của bộ phận đó tùy thuộc vào thời gian của mỗi khóa đào tạo mà dung lượng kiến thức sẽ cung cấp khái quát hay cụ thể. Đào tạo nên thực hiện số bộ phận cần tới nhiều lao động và có mối liên quan đến nhau, ví dụ như bộ phận Buồng và bộ phận Tiệc. Khi có tiệc, bộ phận cần huy động nhiều nhân viên thì nhân viên buồng có khả năng hỗ trợ được. Ngoài ra, luân chuyển vị trí trong cùng một bộ phận cũng giúp nhân viên linh hoạt hơn trong những trường hợp cần thiết. Tại bộ phận Buồng, nhân viên dọn buồng có thể được luân chuyển vị trí của nhân viên giặt là, nhân viên vệ sinh khu vực công cộng, trong trường hợp khẩn cấp thiếu nhân viên, các nhân viên ở vị trí khác sẵn sàng giúp đỡ được.

47. 48.

 Đào tạo bên ngoài- Outside training.

49. Đào tạo bên ngoài là hình thức gửi nhân viên sang cơ sở đào tạo khác có uy tín, chất lương hoặc mời giảng viên về doanh nghiệp để tập huấn, đào tạo, giảng dạy các kỹ năng về nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên.

50. Hàng năm khách sạn liên hệ các tổ chức nghiên cứu và đào tạo có uy tín bên ngoài sẽ tổ chức các lớp huấn luyện và đào tạo với nội dung phát triển và bồi đưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên. Qua đó sẽ tổ chức đánh giá năng lực của toàn thể cán bộ nhân viên, nhằm mục đích quy hoạch nguồn nhân lực chủ chốt cho sự phát triển của khách sạn.

51. Hiện tại, khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi có tổ chức các lớp đào tạo cho nhân viên. Tuy nhiên, công tác đào tạo bên ngoài còn chưa phổ biến. Do vậy, các nhà quản trị cũng cần xem xét và cân nhắc lựa chọn các hình thức đào tạo cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, nhằm nâng cao ưu thế và năng lực cạnh tranh giữa các khách sạn.

 Đào tạo ở nước ngoài- Oversea training.

52. Đào tạo ở nước ngoài là hình thức đào tạo mà doanh nghiệp sẽ cử nhân viên xuất sắc đi nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp rồi trở về làm việc cho doanh nghiệp. Đối tượng của hình thức đào tạo này thường là cấp quản trị, các quản lý cấp cao có kinh nghiệm, kỹ năng xuất sắc sẽ được doanh nghiệp tiến cử.

53. Khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi thuộc tập đoàn kinh doanh khách sạn Accor, do chính sách của tập đoàn nên hằng năm khách sạn sẽ lựa chọn một nhân viên ưu tú đủ điều kiện, tố chất, năng lực để sang nước ngoài đào tạo, học hỏi kiến thức sau đó trở lại làm việc tại khách sạn. Địa điểm, thời gian sẽ được tập đoàn lựa chọn và thông báo cho ứng viên đó. Nhân viên được cử đi học tập phải tuân thủ theo các quy định, nguyên tắc của khách sạn cũng như của tập đoàn. Đồng thời cũng không phải trả bất cứ khoản chi phí nào cho việc đào tạo và lưu trú.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận buồng khách sạn Hotel de l’Opera Hanoi (Trang 73 - 77)