lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật
Trong tác phẩm của mình, Hồ Thủy Giang ít khi miêu tả tâm lý nhân vật, nhà văn chủ yếu đặt nhân vật vào trong những tình huống có tính thử thách. Những tình huống ấy tuy khơng li kỳ, giàu kịch tính mà chỉ là những thử thách của tư tưởng, tình cảm thầm lặng, giản dị, nhưng cũng khơng kém phần quyết liệt. Từ đó nhân vật tự “nhận thức”, “xám hối” và “thức tỉnh”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vật. Nhờ những tình huống này mà độc giả có thể nắm bắt được chủ đề, tư tưởng của truyện.
Vĩnh trong Cỏ dại được đặt vào hai hoàn cảnh khác nhau. Một là thời
kỳ Vĩnh lái xe vào chiến trường. Hai là thời kỳ Vĩnh là một cán bộ của huyện. Ở hai hoàn cảnh khác nhau cùng một con người nhưng lại có tính cách hồn tồn khác nhau. Nếu ngày trước Vĩnh có tính bộc trực hiếm thấy, thì giờ đây khi là một cán bộ huyện mới được cân nhắc tý chức quyền, mà Vĩnh trở thành một kẻ khôn khéo, cơ hội, biết lấy lịng kẻ trên khơng từ một thủ đoạn nào để leo lên cái ghế của danh vọng. Tác giả khơng bình luận, nhận xét mà khéo léo đặt nhân vật vào những hồn cảnh có tính thử thách khác nhau, để nhân vật Vĩnh tự bộc lộ bản chất của mình.
Trong truyện ngắn Những hàng ghế trống cũng vậy, Huy Mão được
đặt vào hai tình huống. Khi thơng báo về thời gian cho Thế Minh kỳ thi học sinh giỏi văn của toàn tỉnh và ba mươi năm sau Huy Mão lại thông báo về cuộc thi đọc thơ của các cựu học sinh. Qua hai lần thông báo này và hai lần Thế Minh đều đứng trước những hàng ghế trống, vì cuộc thi đã diễn ra. Hai lần Huy Mão đều giành chiến thắng ta thấy được bản chất của Huy Mão. Một con người ln lừa bạn để giành lấy chiến thắng vì thấy bạn giỏi hơn mình.
Nhạc sĩ Bách Quang cũng được đặt trong hai tình huống cụ thể. Lần thứ nhất, khi cứu được A Xao khỏi cái tục lệ ép gả của địa phương và khơng làm chủ được mình. Lần thứ hai, sau ba mươi năm quay lại và biết chính cái đêm hơm ấy đã để lại cho mình một giọt máu. Qua hai lần này đã “lộ” bản
chất con người của nhân vật Bách Quang. Vì danh vọng, địa vị mà ơng sẵn sàng bỏ cả tình yêu, bỏ cả đứa con ruột thịt của mình.
Trong truyện ngắn Tro Tàn, người vợ bị đặt vào một hoàn cảnh trớ trêu. Hai vợ chồng vì làm ăn thua lỗ nên mất căn nhà. Đứng trước thử thách đó, người vợ khơng giữ được chính mình. Chỉ vì muốn lấy lại căn nhà mà thị đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bán thân xác mình cho “lão già mặt xám” và “còn phải chịu đựng cả cái câm
lặng khủng khiếp như một nấm mồ của anh chồng tội nghiệp”.
Tuy nhiên trong một số truyện ngắn có những nhân vật đã vượt lên được những hoàn cảnh, số phận để khẳng định mình. Đó là anh Vênh trong
Cỏ biếc đồng q, tuy sinh ra có hình hài xấu xí, dị dạng, gia đình lại nghèo
khó, nhưng anh Vênh vẫn vượt lên số phận trở thành một người đáng cảm phục trong mắt dân làng. Người vợ trong truyện ngắn Những kiệt tác cũng
vậy, cho dù người chồng tuy còn trẻ mà chỉ cịn sống được vài tháng nữa, thế nhưng cơ không tuyệt vọng. Hàng ngày cô vẫn mang về đọc cho chồng mình những mẩu truyện cười, để những ngày cuối đời cịn lại của anh ln được vui tươi, nhẹ nhõm. Phương Lan vì đã hơn ba mươi lăm tuổi nhưng vẫn
“phịng khơng”, cô không buồn mà sống rất lạc quan. Để tránh những ánh
mắt và lời nói của những kẻ “tọc mạch”, ngày sinh nhật cô ra bưu điện tự gửi điện hoa cho mình. Tác giả ngậm ngùi cho Phương Lan, nhưng cũng ngợi ca sự vượt lên hồn cảnh để sống vui tươi, có ích của cơ (Điện hoa).
Có thể nói ở mỗi truyện đều có những tình huống cụ thể rất khác nhau, dù đơn giản hay phức tạp cũng chỉ là điều kiện, là cái nền để nhân vật bộc lộ mình, bộc lộ vấn đề của cuộc sống. Qua những tình huống có tính thử thách đó ta nhận thấy điều mà nhà văn muốn gửi tới cho độc giả. Liệu con người bị chi phối bởi hoàn cảnh, hay do chính bản lĩnh khơng vững vàng của con người trước những cám dỗ của cuộc đời? Mọi người hãy vượt qua và chiến thắng được những hồn cảnh thử thách, ln giữ được bản chất tốt đẹp của mình đó mới chính là điều đáng khâm phục.