Ngoại hình là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Nếu như văn học cổ thường xây dựng nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà căn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười khóe mắt... của nhân vật.
Với phương pháp xây dựng nhân vật của văn học hiện đại, trong những sáng tác của mình, Hồ Thủy Giang đã chú trọng tới việc miêu tả ngoại hình của nhân vật, từ đó để bộc lộ một phần tâm trạng, đời sống, tính cách của nhân vật.
Hầu hết các nhân vật nữ được Hồ Thủy Giang miêu tả rất rõ nét. Cô thư ký trong Bông hoa cô đơn, là một người vừa thông minh trong công việc, vừa tế nhị trong cuộc sống hàng ngày.“Đôi mắt xanh đen như nhung và đượm
buồn”, “Mái tóc óng ánh đen của cô nghiêng nghiêng trên trang sổ. Đôi mắt hiền dịu của cô như tỏa sang anh một thứ ánh sáng của bình minh”. Nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
u cơ thì khơng dám ngỏ lời, nên cơ phải xin nghỉ hưu sớm và sống trong cô đơn, lặng lẽ suốt cuộc đời.
Nhân vật Miên trong truyện ngắn Lúc ấy biển hồng hơn, là một cơ
gái có vẻ đẹp kỳ ảo. “Dáng điệu tha thướt, uyển chuyển, đôi mắt mượt như nhung”, khuôn mặt vô tư, hồn nhiên. Vậy mà cuộc đời của Miên cũng đầy bất
hạnh. Vì gia đình hồn cảnh q khó khăn mà cô phải làm một cô gái tắm thuê bị xã hội, mọi người khinh rẻ. Trong một lần đi tắm biển cùng khách vì bảo vệ danh tiết mà cơ đã bị tên “dâm đãng” dìm xuống biển đến chết.
A Xao trong Hoa Phặc Phiền vẫn nở cũng có số phận bất hạnh giống như vậy. A Xao tiếng tày có nghĩa là người con gái đẹp, cơ có một gương mặt đẹp đến mê hồn. “Đôi mắt đen lấp láy và ngơ ngác như mắt nai rừng”,
“dáng hình đẹp như tiên nữ”.Vậy mà cơ phải một mình ni con trong nỗi
vất vả và sự khinh miệt của dân làng hơn ba mươi năm, vì người u của cơ sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình nên trốn chạy về Hà Nội.
Trong truyện ngắn Con tàu đến muộn, tác giả miêu tả sự dằn vặt về
tinh thần không chỉ diễn biến trong tâm trạng của Thuần, mà cịn hiện lên qua hình dáng và đường nét của ngoại hình. Thuần mang một “gương mặt ln ủ
rũ tiều tụy, cặp mắt ưu tư, những ngón tay khơ héo...”. Đã thế Thuần lại có “thân hình cao gầy lõng thõng trong chiếc áo khốc cũ sờn, trông anh khô buồn như một cây xoan mùa đông trụi lá”. Tâm trạng đầy buồn đau và như
thiếu sự sống, niềm vui này in dấu trên ngoại hình của Thuần hơn mười năm nay và có lẽ sẽ tồn tại đến hết cuộc đời của Thuần. Chỉ vì lịng sĩ diện, xấu hổ khơng dám hạ mình, nên Thuần tự phải gánh lấy những đau khổ do chính mình gây ra.
Anh Vênh trong Cỏ biếc đồng quê, có ngoại hình khá đặc biệt “Mặt đen. Trán dô. Mắt lác. Đã thế lưng anh lại gù, cộng thêm đôi chân gầy guộc, lòng khòng, càng làm cho dáng anh xiêu vẹo, dị dạng”[19,tr.317]. Cái tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vênh mà bố mẹ đặt cho cũng như dự báo về sự khó hịa nhập với cộng đồng. Thủa đi học, hầu như anh Vênh khơng có bạn. Con gái không muốn gần anh đã đành, cả những bạn trai cũng không muốn chơi bời đàn đúm với anh. Khi đã ba mươi tuổi, mặc dù đám con gái trong làng lòng đầy quý mến và cảm phục anh nhưng khơng có cơ nào đủ can đảm để làm vợ anh, ngay cả cô kém nhan sắc nhất. Vậy mà anh Vênh vượt qua được tất cả những khó khăn và mặc cảm đó, trở thành một anh hùng trong mắt dân làng.
Trong khi xây dựng ngoại hình của nhân vật, chi tiết được Hồ Thủy Giang đặc biệt quan tâm là đôi mắt. Bởi đơi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Qua hình ảnh đơi mắt có thể cảm nhận được thế giới nội tâm của nhân vật. Đó là
đơi mắt xanh đen như nhung và đượm buồn của cô thư ký. Cặp mắt nửa đau khổ, nửa dửng dưng của Phương khi bị chồng hiểu lầm. Đơi mắt lóng lánh đen đầy vẻ quyến rũ của Miên. Đôi mắt sáng như sao của thầy giáo Tuyền. Đôi mắt dịu hiền và độ lượng của Quân. Đôi mắt to đen thảng thốt của Mơ. Đôi mắt đen thăm thẳm của Sâm tuy mệt mỏi nhưng vẫn ánh lên trong vắt.
Như vậy, bằng bút pháp nghệ thuật thay đổi linh hoạt, Hồ Thủy Giang khắc họa lên những bức chân dung ngoại hình, để bộc lộ phần nào tâm trạng, số phận của nhân vật.