2 Thời gian quá khứ chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 63 - 67)

2. Thời gian nghệ thuật trong sáng tác Hồ Thủy Giang 1 Khái niệm thời gian nghệ thuật

2.1. 2 Thời gian quá khứ chiêm nghiệm

Hồi tưởng về quá khứ chính là sự biểu hiện đời sống nội tâm, tâm lý nhân vật. Khi vui cũng như khi buồn, con người thường hướng về quá khứ. Nhận biết được điều đó, Hồ Thủy Giang để các nhân vật của mình sống trong những giây phút hồi tưởng về quá khứ. Có quá khứ tươi đẹp khiến cho nhân vật tiếc nuối, có quá khứ đau buồn giúp cho nhân vật xót xa, hiểu thêm thực tại. Quá khứ thường đối lập với thực tại. Nhờ có thời gian quá khứ (qua sự hồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tưởng của nhân vật), mà nhân vật trở thành những con người đang vận động, có chiều sâu tâm hồn, như một con người đang tồn tại trong đời sống thực.

Thời gian quá khứ trong tác phẩm thường xuất hiện khi nhân vật vừa trải qua những biến động nào đó trong cuộc đời. Một số trường hợp khác, khi nhân vật bỗng nhiên gặp những điều kiện ngoại cảnh tác động làm cho họ sống lại với những gì đã qua trong tiềm thức.

Nhân vật Nguyễn Thinh trong truyện ngắn Tàu đêm, tuy đang đứng

trên những bậc cao của danh vọng, ngôi nhà bốn tầng lộng lẫy và những đứa con xinh đẹp, nhưng hàng đêm nằm cạnh cơ vợ kiều diễm, q phái lịng ông như vỡ ra hàng trăm mảnh. Cuộc sống hiện tại cao sang, đầy đủ đó khơng xóa nhịa được những kỷ niệm về mối tình đầu với Sâm – một cô công nhân xưởng Gang. Vào những lúc cô đơn nhất, ông luôn nhớ về hơi ấm và mùi hương tình yêu, “cái cảm giác da thịt nồng nàn, cái hương bưởi thoảng bay

qua từ mái tóc đen của Sâm trong chuyến tàu hơm ấy” như đã “đóng kén”

trong trái tim ơng. Khơng chỉ có vậy, ơng cịn nhận ra q khứ ngọt ngào đó,

“hình như suốt bao năm tháng nay nó cịn là điểm tựa nâng đỡ tâm hồn ông vào những lúc quá mệt mỏi trong ánh hào quang của chính mình. Nó là cái ốc đảo trong sa mạc tâm hồn ông”, luôn hiện về vào những lúc ông cảm thấy

mệt mỏi nhất, khơng có những kỉ niệm đẹp ấy, hẳn ơng đã gục ngã trên đường đời sóng gió từ lâu rồi. Bằng bút pháp miêu tả thời gian tâm tưởng về quá khứ, tác giả đưa nhân vật Nguyễn Thinh trở về với những ngày tươi đẹp, hạnh phúc, q khứ cịn giúp ơng nhận ra mọi thứ vật chất, danh vọng dù to lớn đến mấy cũng khơng thể xóa mờ được những khoảng trống của trái tim.

Truyện ngắn Trên trời mây trắng như bông, nhân vật người họa sỹ trở lại bản Phia Khao sau bao nhiêu năm xa cách để hồi tưởng lại quá khứ. Có lẽ chưa có người họa sỹ nào lại có cách sáng tác khác đời như anh “anh dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Anh đến đây để chỉ nhìn về quá khứ”. Anh quyết tâm làm sống lại cái chợ

bơng đó khơng phải bằng ảo giác mà bằng nghệ thuật. Đó là “chợ bơng ngày

ấy năm ngày họp một phiên. Bơng bồng bềnh trắng xóa cả một vùng”. Lấp ló

sau những khối bơng bồng bềnh là những cơ gái tày mặc tồn áo chàm, đầu chít khăn mỏ quạ. “Chợ bơng của vùng này quả đúng là độc nhất vô nhị. Không phải là chợ để bán, mua mà là chợ của tình u, của văn hóa”, ngày

chợ phiên chính là ngày hẹn hị để hát những câu lượn của những lứa đôi. Anh cũng vậy cứ năm hôm anh lại cùng người yêu đến chợ hát những câu say đắm.Tìm về với quá khứ anh buồn bã nhận ra “cuộc đời đã để mất nhiều thứ

quá. Nghệ thuật chỉ có thể giữ lại bằng những ảo giác mà thôi”. Chợ bông

khơng cịn nữa, nhưng có lẽ nó sẽ tồn tại mãi trong trái tim của người họa sỹ như một dấu ấn đẹp.

Có những nhân vật nhìn về quá khứ với những nỗi xót xa, ân hận. Trong truyện ngắn Chuyện của thầy giáo Sơn, tác giả để nhân vật tự kể về

những day dứt trong tâm hồn mình suốt hai mươi năm nay. Bắt đầu từ việc, cô giáo Đàn được điều động đến ngôi trường mà Sơn đang giảng dạy. Hơn một tháng mà Đàn vẫn không đến. Vậy mà, khi vào trường cơ chỉ lùi lũi một mình, khơng để ý hoặc nói chuyện cùng ai. Đã thế, việc giảng dạy của cô càng sao nhãng, cô lên lớp bằng một bộ mặt vô hồn, lời giảng nhạt nhẽo, rời rạc. Trong một buổi rút kinh nghiệm giờ dự, anh phê phán kịch liệt đến nỗi Đàn bật khóc. Thế rồi mười năm trơi qua, anh mới biết được chỉ vì nhà Đàn chỉ có hai mẹ con, mẹ lại đang bị ung thư sắp qua đời nên cô mới chống lại quyết định điều động của sở giáo dục. Lại một sự việc nữa xảy ra khi thấy bé Phong Lan gọi Đàn bằng mẹ anh ngỡ tưởng rằng cơ đã có một gia đình hạnh phúc. Anh cảm thấy lòng bị hẫng mạnh “giống như vừa đánh rơi mất một vật

quý giá từ lâu nay vẫn mang giữ trong đời”. Thêm mười năm nữa trơi qua,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận làm con nuôi, đến tận bây giờ Đàn vẫn chưa lấy chồng. Vì hơi tự ái và thất vọng nên anh khơng tìm hiểu kỹ lưỡng mọi việc, khi biết được thì quá muộn, bây giờ mọi chuyện đã an bài anh đã có vợ và hai con. Hai mươi năm trơi qua, anh mới đau xót hiểu ra rằng “đôi khi, chỉ là một lời bày tỏ hết sức giản đơn nhưng hình như vẫn có một sức cản nào đó rất ghê gớm làm người ta khơng sao nói ra nổi, để rồi phải gánh nỗi buồn đi suốt cuộc đời”. Là một

thầy giáo dạy văn, cùng với những trải nghiệm của quá khứ anh cho rằng:

“viết văn hoặc dạy văn, không chỉ là phản ánh hoặc tái hiện đời sống, mà chính là để bù đắp vào khoảng trống mà cuộc đời đã vĩnh viễn đánh mất”.

Truyện ngắn Nỗi ám ảnh của một nữ tỷ phú, nhà văn để nhân vật hồi tưởng lại những quá khứ đau buồn của gia đình mình. Mới mười tuổi, quanh năm suốt tháng, lúc nào trong tâm hồn cô luôn chứa đựng những lời cãi cọ, lời rên rỉ, ca cẩm của người mẹ vì thiếu tiền. Cuộc sống gia đình cơ khơng lúc nào có được tiếng cười mà tồn là nước mắt. Thế rồi sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm mẹ cô bỏ đi cùng với một người đàn ơng khác vào Sài Gịn sinh sống, bố cơ lên Lai Châu để hồn thành nốt ca khúc bất hủ về tình u. Vậy là cơ trở thành mồ côi cả bố lẫn mẹ trong khi cả hai người vẫn sống nguyên vẹn trên đời. Ngày cầm mảnh bằng tốt nghiệp phổ thông cũng là ngày cô nhận được tin bố bị ung thư qua đời còn mẹ bị người chồng mới phụ bạc nên bị mắc bệnh tâm thần.

Giờ đây đã mấy chục năm trôi qua, cô đã trở thành một nữ tỷ phú khơng thiếu bất cứ thứ gì nhưng cơ đâu có được những giây phút hạnh phúc, lúc nào trong tâm hồn cô cũng hiện về những ký ức tuổi thơ đầy vất vả và đau buồn, về “hai nấm mồ người Bắc, kẻ Nam của bố mẹ”, đó cũng chính là hai nấm mồ chơn sâu những nỗi đau vĩnh viễn trong cuộc đời, luôn ám ảnh cô không dứt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để nhân vật sống trong quá khứ, suy tưởng về quá khứ là một hiện tượng mang tính nghệ thuật của thi pháp học hiện đại. Khi xây dựng nhân vật sống với quá khứ, nhà văn để cho các nhân vật của mình có sự liên hệ giữa hiện tại, tương lai với những gì đã qua, để từ đó nội tâm nhân vật được bộc lộ có chiều sâu, tính cách nhân vật được biểu hiện chân thực nhất.

Có thể nói, Hồ Thủy Giang rất thành cơng trong việc sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu để tạo nên những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Sử dụng thời gian tâm tưởng trong quá khứ, Hồ Thủy Giang muốn nhắc nhở người đọc hãy dừng lại chút ít cuộc sống hiện tại đầy biến động xô bồ để trở về với quá khứ trong trẻo thuần phác ngày nào. Ngoài ra, sự hồi tưởng lại quá khứ đau buồn, còn giúp mỗi người nhận ra và tránh rơi vào những sai lầm để mà phải ân hận suốt đời.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 63 - 67)