Khơng gian căn phịng, căn nhà

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 46 - 50)

1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang Khái niệm không gian nghệ thuật

1.2.1. Khơng gian căn phịng, căn nhà

Văn xuôi sau 1975, ở thể tài thế sự - đời tư, viết nhiều về không gian căn phịng, căn nhà. Vì đó là nơi con người được sống đúng với bản chất, tâm trạng của mình. Khơng gian đó gắn với cuộc đời của mỗi người, nó đem lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

niềm vui hay nỗi buồn, khổ đau hay hạnh phúc và còn chứa đựng đầy bất trắc, bất ngờ.

Truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới cũng sử dụng nhiều không gian căn phịng. Căn phịng khơng cịn là tổ ấm của lứa đơi nữa mà là căn phịng vừa chật hẹp vừa tù túng của một gia đình bao gồm các mối quan hệ: Vợ - chồng, bố mẹ - con cái, mẹ chồng – nàng dâu, chú – cháu, chị dâu – em chồng sinh sống trong Một chốn nương thân. Khơng gian căn phịng lại là nơi chứng kiến những cảnh sống trớ trêu của con người. Đó là một bên ơng anh cả sống nhẫn nhục, âm thầm, lặng lẽ, một bên là cuộc sống buông thả, dâm đãng của bà vợ ông với một gã trai đương sức (Anh cả tôi sung sướng). Cũng có khi, căn phịng là sự trống vắng hiu quạnh và hẫng hụt của hai vợ chồng khi bà mẹ bỏ đi (Phép lạ thường ngày).

Viết về không gian này, Hồ Thủy Giang không chú ý miêu tả cặn kẽ với kích thước, hình khối hay màu sắc của căn phịng, căn nhà... mà ơng chủ yếu sử dụng không gian sống đó để bộc lộ tâm trạng, tính cách, phẩm chất đạo đức của nhân vật. Khơng gian căn nhà có khi là tổ ấm hạnh phúc của các nhân vật (Cây trứng gà bất tử, Những kiệt tác). Không gian căn nhà, căn

phịng có khi lại hé lộ cho người đọc thấy được những số phận éo le, trắc trở, những tâm trạng buồn bã, cô đơn của các nhân vật sống trong khơng gian đó

(Thiên truyện cổ, Mặt hồ trong lẻo, Nỗi buồn hãy tan đi). Ngoài ra không

gian này được tác giả sử dụng làm phương tiện, để thử thách nhân vật trong những hồn cảnh đặc biệt, từ đó bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật

(Tro tàn, Tình phụ tử).

Để xây dựng số phận của những mảnh đời bất hạnh, cô đơn, Hồ Thủy Giang thường miêu tả những ngơi nhà trống vắng, đơn sơ. Đó là một căn nhà lạnh lẽo, trống vắng và nghèo nàn “như cái lán coi nương” cùng những vật dụng như thời nguyên thủy của cô Đào. Trong căn nhà này, cơ đã sống trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảnh khơng gia đình, khơng người thân, khơng bè bạn suốt mấy chục năm nay. Từ một người phụ nữ từng được coi là xinh nhất làng giờ đây cô trở thành một bà già gầy guộc tiều tụy bởi những lời nói và định kiến của dân làng.

Truyện ngắn Mặt hồ trong lẻo là một “căn nhà hẹp, ln khép kín”.

Sống trong đó là một nhà đạo diễn chuyên về bi kịch đã ngót bảy mươi tuổi và một con chó chưa được bảy tháng tuổi. Tại căn nhà này, ông đang suy nghĩ để dàn dựng vở bi kịch cuối cùng của đời mình. Trong căn nhà ln khép kín đó, ơng hồi ức, chiêm nghiệm lại những năm tháng đắng cay của cuộc đời. Căn nhà còn chứng kiến “cặp mắt của nhà đạo diễn thỉnh thoảng vẫn âm thầm ứa ra những giọt nước mắt mờ đục đau thương về kiếp người. Ơng lặng lẽ khóc những người thân đang dần dần xa khuất. Cịn Lu Lu trong khóe mắt ngây thơ của nó đơi lúc cũng nhỏ ra những giọt nước mắt trong vắt”[19,tr287].

Cô giáo Châu trong truyện ngắn Sao xanh lại có một căn nhà “khơng n tĩnh”. Vì tại nơi cơ xây dựng căn nhà này gắn với rất nhiều kỉ niệm khó

phai mờ trong tâm hồn mình. Trong ngơi nhà khơng n tĩnh bé nhỏ và sơ sài, hơn ba mươi năm nay, cô thường xuyên phải sống với những giấc mơ, những kí ức về mối tình đầu khơng thành của mình.

Trong truyện ngắn Con tàu đến muộn, là “một căn phòng tập thể xinh

xinh”. Nhưng căn phòng lại ẩn chứa gương mặt lúc nào cũng ủ rũ, khơng có

niềm vui và hi vọng vào tương lai của Thuần. Trước kia, tại căn phịng nhỏ đó Phương sống suốt mười năm trời với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ và đau buồn, biết bao giọt nước mắt nhớ thương chồng chị gửi ở đó. Thì bây giờ trong căn phòng này Thuần đã phải sống với những nỗi ân hận, những xót xa, trống vắng cũng gần mười năm.

Căn nhà là vật quan trọng đối với mỗi người, nhất là trong buổi kinh tế thị trường như hiện nay, do vậy khơng ít người vì muốn có được căn nhà đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm những việc trái với đạo đức, lương tâm. Trong truyện ngắn Tro tàn lão

già mặt xám vì muốn chiếm được ngơi nhà nên lừa gạt hai vợ chồng phải bán ngơi nhà cho mình với giá rẻ mạt. Sau khi mất ngôi nhà, người phụ nữ - chủ của ngơi nhà vì muốn lấy lại nó, Thị đã bán đi nhân phẩm, nhân cách của mình. Thậm chí Thị cịn thực hiện những mưu kế quái ác để lão già đó chết nhanh. Hay người con gái trong Tình phụ tử, vì muốn thừa kế được ngơi nhà hai tỉ đồng, cô đã thuê người làm chồng mình trong vài ngày để bố nhượng lại ngôi nhà trong những giờ phút hấp hối.

Không chỉ miêu những căn nhà trống vắng, u buồn, để biểu trưng cho số phận của nhân vật. Trong một số truyện ngắn, Hồ Thủy Giang còn miêu tả những căn nhà tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đầy niềm vui, tình cảm của gia đình. Đó là một ngơi nhà bé nhỏ của hai vợ chồng nhưng luôn vang rộn những tiếng cười vô tư, lạc quan. Trong ngôi nhà mà ai cũng tưởng như rất hạnh phúc này lại có một câu chuyện đáng buồn, người chồng trong một tai nạn giao thông nên phải nằm liệt một chỗ, có lẽ anh chỉ cịn sống nổi một hai năm nữa, và buồn hơn họ vẫn còn rất trẻ. Thế nhưng, để chồng luôn được thụ hưởng những niềm vui trong những năm cuối đời, người vợ ngày nào cũng tìm kiếm trên các trang báo những mẩu chuyện cười hài hước và đầy lạc quan về đọc cho chồng mình. Những mẩu chuyện vui tuy thật nhỏ bé nhưng nó là một kiệt tác cho hai vợ chồng, vì nó là “một nguồn sữa ngọt ngào ni dưỡng

tình vợ chồng nồng ấm”. Những mẩu chuyện cười đó làm cho lịng anh ấm lại

và kéo dài thêm cho anh sự sống (Những kiệt tác).

Truyện ngắn Cây trứng gà bất tử là một ngôi nhà cũ kỹ, nhưng rất ấm áp và đầy nghĩa tình của ba mẹ con nằm ở một góc phố nhỏ. Trong ngơi nhà này, đã diễn ra những ngày tháng đầm ấm hạnh phúc của ba mẹ con. Ngôi nhà chứng kiến người mẹ phải suy ngẫm cả đời để dạy cho các con mình phép tính chia. Một phép tính về lịng cảm thơng, sự chia sẻ của con người. Để rồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi người mẹ qua đời đột ngột nhưng hai người con vẫn vượt qua được những nỗi đau để vươn lên và vẫn thực hiện được phép tính chia của mẹ.

Khi khảo sát, thống kê, chúng tơi nhận thấy khơng gian căn phịng căn nhà xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chiếm 34% (25/74 truyện ngắn). Nhà văn khéo léo lựa chọn và miêu tả những căn nhà, căn phịng riêng tư gắn với tính cách, tình cảm và hồn cảnh của từng nhân vật. Chỉ trong những khơng gian đó con người mới bộc lộ rõ nhất những mặt tốt – xấu, thiện - ác, khổ đau – hạnh phúc, lầm lỗi và ý thức của mình. Khơng gian căn phịng, căn nhà cịn biểu tượng cho chính số phận, tâm trạng buồn đau, u uất với nỗi cô đơn của con người sống trong không gian ấy.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 46 - 50)