sâu tâm lý, tạo nên một sức hấp dẫn đối với người đọc.
Như vậy, qua việc tổ chức các kiểu thời gian sự kiện, thời gian quá khứ - chiêm nghiệm, thời gian đồng hiện đã tạo nên những đặc sắc trong các truyện ngắn của Hồ Thủy Giang. Đặc biệt thời gian đồng hiện được tác giả chú ý khai thác giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ về cuộc sống, con người trong quá khứ, nhận thức được hiện tại và hướng tới tương lai.
3. Mối quan hệ giữa không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang truyện ngắn Hồ Thủy Giang
Mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian, thời gian cụ thể trong văn học cũng vậy. Do đó khơng gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là một mối quan hệ thống nhất, khơng tách rời. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng “Khi nhà
văn dừng lại khắc họa khơng gian thì thời gian bị hãm chậm hay triệt tiêu. Người ta có thể khơng gian hóa thời gian bằng cách miêu tả sự kiện biến đổi theo trật tự liên tưởng, cái này bên cạnh cái kia”[42,tr.90]
Bởi vậy, việc phân chia các phương diện không gian và thời gian để khảo sát là do yêu cầu của các thao tác khoa học. Kỳ thực các yếu tố không gian, thời gian khơng thể tách rời nhau mà hịa quyện với nhau trong một thể thống nhất là tác phẩm nghệ thuật ngơn từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ta có thể thấy rõ sự gắn bó giữa khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thác mưa, qua sự cảm nhận của hai nhân vật. Năm 12 tuổi, họ
thường dắt nhau đến Thác mưa. “Thác mưa không lớn nhưng nhiều tầng cao, thấp và chan hòa ánh nắng. Sau mỗi cơn mưa, trời hửng lên, những thảm rừng thanh khiết như cùng đua nhau thả màu xanh lên tận trời cao. Lúc ấy Thác mưa bắt đầu réo rắt... Nước nhảy nhót trên những phiến đá nhấp nhơ. Nước luồn lách qua những khe đá ngoằn ngoèo, biến ảo. Mọi âm thanh như quện vào nhau, tạo ra những hợp âm. Lúc ấy, cả khu rừng chợt vang lên một khúc nhạc thật lạ”[20,tr.72]. Sau những biến động của cuộc đời, mấy chục năm sau họ có dịp trở
lại cái Thác mưa năm xưa, Thác mưa vẫn còn sau những tai biến khốc liệt của nạn phá rừng, nó vẫn giữ được vẻ hoang sơ thần bí của cổ tích. “Sau một cơn mưa
xanh ngắt, thác bừng lên như gương mặt một thiếu nữ tuổi hai mươi”, nhưng
tiếng nhạc của Thác mưa khơng cịn nữa, mà chỉ còn là những tiếng nước lanh canh vô cảm rơi trên đá. Sự cảm nhận về không gian Thác mưa qua những biến đổi của thời gian họ chợt hiểu. “Thì ra, tuổi năm mươi, tuổi có thể biết mệnh trời
và trời cũng đã cho chúng tôi quá nhiều thứ: gia đình êm ấm, xe hơi, nhà cửa, địa vị... nhưng trời đã vĩnh viễn lấy đi của chúng tôi khúc nhạc của Thác mưa”.
Sự hịa quyện giữa khơng gian thời gian nghệ thuật, cho thấy những bước chân nặng nề, tâm trạng xót xa, đau buồn của Châu và Tùng phải chia tay nhau sau hơn ba mươi năm xa cách. “Châu tiễn anh đến tận cây gạo già đầu bản. Cô
dừng chân đúng cái nơi ngày trước cô vẫn thường đứng đợi mỗi lần anh đi họp trên huyện về. Chỉ có điều bây giờ mọi chuyện hồn tồn ngược lại. Khơng phải cuộc đón đợi mà là cuộc ra đi, có thể là mãi mãi.
Anh lê từng bước trên con đường sẫm đỏ. Phía xa, phố huyện đã lên đèn, hắt lên bầu trời những quầng sáng nhạt, bất giác, anh nhìn về phía Bằng La một lần nữa. Những chấm đèn leo lét, lác đác dưới chân rừng giống như những ngôi sao xanh từ lưng trời rơi xuống. Mắt anh nhòa đi. Anh hiểu chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vài năm nữa thôi, khi dự án khu du lịch hồn thành thì rất có thể cái mảnh đất Bằng La heo hút kia sẽ trở thành một rừng sao sáng bởi những ánh đèn cao áp hiện đại. Nhưng anh cũng đau đớn nhận ra rằng, nơi ấy, có một ngơi sao xanh không bao giờ mọc nữa”[21,tr.19].
Thời gian những đêm trăng cũng được Hồ Thủy Giang miêu tả, gắn với một không gian cụ thể và thường được soi chiếu làm tôn thêm vẻ đẹp của người con gái. Đó là ánh trăng trong truyện ngắn Cô gái ngồi bên cửa sổ,
“Ngoài trời trăng đã mọc được một lúc. Cảnh vật dưới trăng càng thêm huyền ảo. Tôi lẳng lặng đi dọc theo hành lang dài. Tơi cịn nhớ rất rõ là ở đầu hành lang bên kia có một ơ cửa lớn... Đứng đó có thể nhìn một mạch đến tận chân trời, dễ gợi ra những ý nghĩ mơ mộng”.
“Trăng đã vượt lên khỏi những ngọn thơng xanh biếc phía sân trường. Dưới ánh trăng tơi có thể nhìn rõ khn mặt đẹp rực rỡ nhưng thống buồn của cơ gái”[19.tr,234].
Trong truyện ngắn Tàu đêm, là hình ảnh một “Vầng trăng xuệch xoạc
ẩn hiện trên bầu trời đầy mây. Hắt một thứ ánh sáng mỏng tang vào phía trong toa tàu đầy ắp hành khách. Qua ánh trăng mờ ảo như sương. Thinh vẫn nhìn thấy khá rõ đơi mắt đen thẳm thẳm của cô. Đôi mắt đầy mệt mỏi nhưng vẫn ánh lên trong vắt. Thinh cảm giác hình như khơng phải ánh trăng đang soi vào mắt cơ mà chính từ đơi mắt ấy hắt ra ánh trăng mờ ảo, dịu dàng kia”[21,tr.64]. Chính đêm trăng đẹp và người con gái gặp lần đầu tiên này,
luôn hiện về trong trái tim của Thinh biết bao năm nay.
Như vậy, không gian nghệ thuật mà Hồ Thủy Giang miêu tả là những không gian sinh hoạt đời thường của con người: không gian căn nhà, căn phịng, khơng gian phố phường, không gian của những bản làng hẻo lánh, nhờ sử dụng những không gian này mà tác giả có điều kiện nhìn thấu mọi vấn đề của cuộc sống và con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thời gian nghệ thuật là một phương thức để làm nổi bật số phận, tâm trạng và những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Do vậy, Hồ Thủy Giang sử dụng trong truyện ngắn của mình các bình diện thời gian: thời gian sự kiện – thời gian của cuộc sống hiện tại, thời gian quá khứ - chiêm nghiệm và thời gian đồng hiện, tuy tác giả xử lý thời gian nghệ thuật theo cách viết truyền thống nhưng vẫn rất thành công, không gây nhàm chán.
Việc chia tách ra thành các phương diện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là do yêu cầu của thao tác khoa học. Khi đi tìm hiểu chúng tơi nhận thấy, mỗi thời gian nghệ thuật lại có khơng gian tồn tại riêng và ngược lại ở mỗi thời gian cụ thể lại có khơng gian tương ứng. Việc xây dựng mối quan hệ không tách rời giữa không gian và thời gian nghệ thuật làm cho các truyện ngắn Hồ Thủy Giang có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả, đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG